Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn khi ta biết cách tạo phúc cho đời

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu nói hay vô cùng ý nghĩa này đã dạy con người ta cách sống sao cho hạnh phúc, ý nghĩa, không ích kỷ bon chen để trở thành một người biết cách tạo phúc cho đời.

Và chắc hẳn, trong chúng ta, bất kỳ ai cũng đã từng được nghe qua về Phúc Đức, về những giá trị phẩm chất của con người, nhưng liệu rằng mấy ai có thể vận dụng tốt trong cuộc sống để trở thành một người lương thiện, biết yêu thương những người xung quanh.

Mục Lục Bài Viết

Thế nào là Phúc Đức ?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, Phúc Đức chính là thước đo tiêu chuẩn về giá trị hành vi và tâm tư của mỗi người. Phúc Đức có nghĩa là tính tốt, hiền lành biết đối nhân xử thế, biết quan tâm giúp đỡ người khác, không toan tính và gặp nhiều may mắn. Khi chúng ta tồn tại trên đời, được hạnh phúc hay gặt hái được nhiều thành công hơn người khác, tất cả đều do Phúc Đức và trí tuệ mà ra.

Phúc Đức từ đâu mà ra?

Không phải như những thứ có thể dùng tiền mua được hay dùng vàng bạc để đánh đổi, Phúc Đức chính là những điều mà con người ta cóp nhặt trong suốt quá trình sống. Phúc Đức xuất phát từ suy nghĩ, nhận thức đến hành động của con người. Trên thực tế Phúc Đức là điều mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, không phân biệt giàu hay nghèo.

Những thế hệ trước thường hay dạy bảo con cháu sau này: “đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”. Đời cha mẹ sống hiền lành, lương thiện, đời con Phúc Đức ấm êm. Cha mẹ chính là một phần Phúc Đức của con cái, cách sống và giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính các con trong tương lai.

Mặc khác, Phúc Đức còn do chính chúng ta tạo nên. “Đức” được tích lũy qua mỗi ngày, vì thế người ta mới gọi là tích Đức. Tích Đức chính là những hành động nhân văn thiết thực. Chúng ta không thể đo lường hay nhận thấy ở sau này, Nhưng chính ở thời điểm hiện tại, việc tích Đức của mỗi người sẽ có ảnh hưởng nhất định đến họ và những người xung quanh. Mỗi việc chúng ta làm đều xuất phát từ “cái tâm” đã là việc tích Đức.

Làm mọi việc từ Tâm chính là tạo phúc cho đời

Với độ tuổi 30 của đời người, thời điểm này đánh dấu sự trưởng thành và chín chắn: Tuổi lập thân, lập gia đình, có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình. Phần Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người trước tuổi 30, hạnh phúc là do chính chúng ta tự tạo ra và phần Đức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người sau tuổi 30, những điều chúng ta làm sẽ được nhận lại một cách tương xứng, từ tình cảm, sự tôn trọng cho đến sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể chọn cách bắt đầu, nhưng kết thúc đều do mỗi người tự định đoạt.

Nếu có Phúc Đức, làm gì cũng thuận lợi

Phúc Đức là dạng tài sản vô hình chúng ta không thể nào nhìn thấy hay chạm lấy được nhưng Phúc Đức được tích lũy qua thời gian từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác. Tích lũy Phúc Đức càng nhiều bản thân chúng ta sẽ là người được lợi đầu tiên.
Mặc dù người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến người khác tôn trọng. Khi chúng ta cho đi chắc chắn chúng ta sẽ nhận lại được những giá trị tương xứng.

Phúc Đức càng dày thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải mái và luôn đứng ở vị thế thuận lợi hơn người khác. Khi có biến cố, Phúc Đức phát huy nội lực của mình, mang đến sự bình an cho ta. Công việc thuận lợi là khi tinh giữ tinh thần lạc quan bên mình. Chúng ta biết chấp nhận những điều đến với bản thân, xem đó là bài học kinh nghiệm. Những giá trị tích cực mà chúng ta cảm nhận sẽ mang đến một nguồn năng lượng sống ý nghĩa cho chính chúng ta và những người xung quanh, cố gắng nỗ lực kết quả cuối cùng cũng chính là cách tạo phúc cho đời.

Sống là để cho đi

Để có phúc lợi phải có Phúc Đức, điều này tương tự như luật nhân quả của vũ trụ

Thành công không đến với chúng ta như một phép nhiệm màu hay là một cách tình cờ đầy may mắn. Isaac Newton đã từng nhận định: “Bất kỳ hành động nào cũng sẽ dẫn đến một phản ứng và chúng ta sẽ nhận phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”. Có nghĩa là mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể”. Dù kết quả tốt đẹp hoặc không như chúng ta mong muốn đều là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

Có nguyên nhân cụ thể của thành công và có lý do cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Và cũng có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Để có được kết quả như mình mong muốn, việc bạn cần thực hiện là nỗ lực tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào trong cuộc sống mang đến cho bạn những giá trị tiêu cực, bạn cần phải tìm bằng được lý do để khắc phục và loại bỏ chúng.

Gieo mầm cuộc sống tạo nên những điều kì diệu

Thành tựu, hạnh phúc, của cải lẫn thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều sẽ là hệ quả hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Có nghĩa là, chỉ khi bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ đạt được những điều mình đã vạch ra. Nếu luôn cố gắng tìm hiểu và học hỏi, tích lũy sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được sự thịnh vượng như họ. Nếu bạn luôn làm những điều tốt, trao giá trị cho mọi người bạn sẽ được mọi người yêu thương và kính trọng.

Quy luật này rất đơn giản, nhưng lại gây trở ngại cho nhiều người. Bởi họ là những người sống không có mục tiêu, không có khát vọng. Họ không biết cách cho đi yêu thương nên đôi khi những điều họ nhận lại sẽ chỉ là sự cô độc, buồn chán và thất vọng. Sau đó, họ trở thành những con người chỉ biết đổ lỗi và trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.

Mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân và tất cả là do mình trước. Thành công và hạnh phúc không đến với bạn một cách tình cờ mà được đúc kết và chính là kết quả của các bạn học hỏi, cách bạn sống, làm việc và đối nhân xử thế trong cuộc sống.

Những việc giúp con người càng sống càng tích thêm Phúc Đức

Trong cuộc sống này, khi chúng ta làm nhiều điều tốt đẹp, tích nhiều điều ý nghĩa, điều này không chỉ tạo phúc bản thân mà cho gia đình thậm chí là còn tích đức cho cả con cháu đời sau. Muốn được hưởng phúc, sống một đời an nhiên thì cần phải giàu lòng nhân ái và làm nhiều việc thiện nguyện hơn. Những việc sau đây không chỉ giúp tích phúc đức cho chính chúng ta mà còn là việc hữu ích đối với người khác.

Hiếu thảo với cha mẹ là gốc rễ để làm người lương thiện

Để làm người lương thiện trước hết hãy hiếu thảo với cha mẹ. Đừng bao giờ đợi đến khi có đủ điều kiện mới bắt đầu quan tâm cha mẹ, cũng đừng để khi họ mất đi rồi mới bày trí mâm cao cỗ đầy. Người tử tế sẽ không bao giờ đối xử tệ bạc với cha mẹ mình bởi cha mẹ có công sinh dưỡng nuôi nấng chúng ta nên người. Có thể họ sẽ bỏ bê mặc kệ bản thân mình, nhưng chữ hiếu không cho họ hành xử như vậy đối với đấng sinh thành. Để làm gương cho con cái, những người con hiếu thảo phải luôn giữ được một gia đình đầm ấm, hòa thuận nhất là trong một gia đình có nhiều thế hệ. Để sau này, con cái cũng trở thành người hiếu thảo. Đây cũng chính là chuẩn mực đạo đức cao quý của con người Việt Nam ta. Được truyền từ đời này sang đời khác với nề nếp gia phong tốt sẽ làm ấm lòng người.

Cội nguồn của lương thiện chính là hiếu thảo với cha mẹ

Tích đức từ đôi tay và có lòng khoan dung tha thứ

Đôi tay của chúng ta có thể làm được gì? Có thể bạn không biết, tiếng vỗ tay cất lên là bởi vì sự ủng hộ, khen ngợi và công nhận với những ai thực hiện tốt một điều gì đó. Do vậy, chúng ta hãy học cách ca ngợi, vỗ tay tán thưởng trước giá trị và thành công của người khác. Hành động khích lệ chỉ từ tiếng vỗ tay nhưng có thể giúp họ có thêm động lực để tiến bộ hơn trong cuộc sống. Đôi khi cho đi, nhận lại thực ra chỉ là điều giản đơn như vậy.

Mặc khác, khoan dung chính là một điều quan trọng trong việc đối nhân xử thế. Khoan dung như là một vị thuốc để chữa lành vết thương tâm hồn trong con người. Một người mắc lầm lỗi sẽ biết cách thay đổi nếu nhận được sự tha thứ từ lòng khoan dung. Chọn cách tha thứ cho khuyết điểm của người khác là cách giúp bạn sống thoải mái hơn. Không còn dằn vặt bởi sự dày vò nỗi đau trong quá khứ.

Quan tâm đến những người xung quanh

Nếu bạn có 100 nghìn và mang đi cho một người giàu có, chắc chắn người ta sẽ không để ý đến. Nhưng nếu bạn dùng số tiền đó để giúp đỡ một người nghèo khó, chắc chắn họ sẽ ghi nhớ mãi mãi. Sắt tốt là khi được vận dụng trở thành vật có ý nghĩa, nếu không cũng chỉ là vật vô tri vô giác bị lãng quên qua năm tháng. Tương tự như thế, hành động quan tâm, giúp đỡ cần được đặt đúng nơi, đúng chỗ và đúng thời điểm. Đó cũng chính là điều mà ông bà thường hay dạy bảo: “ Một tiếng khi đói bằng một gói khi no”.

Những hành động ý nghĩa của tình nguyện viên vùng cao

Công bằng chính nghĩa

Trên thực tế, ở đâu đó vẫn còn tồn tại vấn đề “mua bán gian lận” trong xã hội. Có thể là mua 2kg nhưng về đến nhà khi cân lại chỉ còn 1.8 kg. Làm người chúng ta cần phải công bằng chính nghĩa, không nên vụ lợi, tham lam những vụn vặt và đừng so đo tính toán thiệt hơn với người khác. Điều này làm mất đi uy tín của một người kinh doanh và khách hàng sẽ chọn cách rời bỏ bạn.

Sống một cách công bằng và chính nghĩa

Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy bảo: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức thì chỉ người vô dụng.” Do đó, chúng ta luôn luôn nhắc nhở bản thân phải giữ vững lập trường và để tâm luôn trong sạch, không làm những việc gian ác thì cuộc sống, gia đình và sự nghiệp của bạn nhất định sẽ ngày càng thịnh vượng, sung túc.

Táo Vàng Media

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ấn để gọi ngay!
0906 639 715
Nhắn tin Zalo
Fanpage Táo Vàng
Sự kiện
ĐANG DIỄN RA