Ở giai đoạn vị thành niên, trẻ có rất nhiều những điều thay đổi cả về cơ thể cho đến tâm lý, điều này khiến cho nhiều bậc phụ huynh bắt đầu cảm thấy lo lắng. Để con có thể phát triển tốt, đúng hướng thì cha me cần kịp thời nắm bắt được sự thay đổi này và có những hướng tư vấn cụ thể.
Trong bài viết dưới đây Táo Vàng sẽ đưa ra những tư vấn về sự thay đổi trẻ vị thanh niên để cha mẹ dễ dàng nắm bắt được.
Trẻ vị thành niên bao nhiêu tuổi? Giai đoạn này thường bắt đầu từ khoảng 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, ở khoảng thời gian này trẻ có những sự thay đổi về mọi mặt.
Mục Lục Bài Viết
Trẻ vị thành niên có tính độc lập
Đến tuổi vị thành niên, trẻ bắt đầu có xu hướng tách dần ra khỏi bố mẹ, cũng ít phụ thuộc hơn vào bố mẹ. Trẻ không còn thích đi cùng bố mẹ đến nơi đông người, không thích bố mẹ đưa đón đi học hay làm thay những công việc cá nhân.
Trẻ thích chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để có được sư độc lập của riêng mình. Vì thế nhiều bố mẹ có cảm giác con mình thích tụ tập, đi chơi với bạn bè hay ở một mình trong phòng riêng. Đây chính là điểm thay đổi lớn của trẻ vị thành viên so với giai đoạn nhỏ hơn.
Trẻ có ý thức về sự trưởng thành
Trẻ vị thành viên bắt đầu cố gắng muốn khẳng định mình như người lớn, bắt chước lời nói, hành động và phong cách như những người trưởng thành. Lúc này trẻ cùng mong bố mẹ, anh chị, bạn bè coi mình là người trưởng thành thực sự.
Một số trẻ bắt đầu suy tính về tương lai, sự nghiệp… Trẻ có thể giữ kín điều này hoặc chia sẻ với bạn bè của mình chứ ít tâm sự với bố mẹ, nhất là những bạn nam. Ở giai đoạn nhạy cảm này cha mẹ cố gắng gần gũi, chia sẻ với con để trở thành những người bạn tốt của con.
Có sự rung động với bạn khác giới
Thay đổi trẻ vị thành niên chính là các con có nhận thức về giới tính, biết rung động trước những bạn khác giới mà mình có thiện cảm. Những cảm xúc này đến rất tự nhiên, trẻ bắt đều biết đến “tình yêu”, có những hành động thể hiện tình cảm với đối tượng mình thích, nhưng đôi khi khó phân biệt được đâu là bạn bè – đâu là tình yêu. Đặc biệt các bạn nữ thường mơ mộng, khi đổ vỡ thì chán nản, mất niềm tin.
Phát triển tư duy mạnh mẽ
Từ những thu thập và tích lũy kiến thức ở nhà trưởng, xã hội trẻ sẽ liên tục có sự phát triển, thay đổi về suy nghĩ. Trẻ vị thành niên thường thích suy diễn, lập luận, đánh giá các sự vật theo quan điểm lý tưởng hoá. Giai đoạn phát triển này chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục, văn hóa, kinh tế của gia đình và xã hội. Đây cũng là thời điểm trẻ gây ra nhiều phiền muộn cho cha mẹ và cộng đồng.
Có xu hướng tự đánh giá cao bản thân mình
Một trong những thay đổi trẻ vị thành niên chính là các con thích “thổi phồng” năng lực của mình, xem mình là nhân vật quan trọng, mọi người nên hành động như mình. Chính vì đánh giá cao về khả năng của chính mình cho nên các quyết định của trẻ ít thành công, khi gặp thất bại nhỏ cũng khiến con trẻ “đau khổ”, có những hành vi nông nổi.
Thay đổi về hình mẫu lý tưởng
Nếu như ở giai đoạn nhỏ, trẻ xem bố mẹ hay thầy cô là hình mẫu lý tưởng của mình thì trong lứa tuổi này trẻ sẽ đánh giá lại thần tượng. Bên cạnh đó, bởi có ít trải nghiệm, ít kiến thức nên việc đánh giá của trẻ có phần cứng nhắc. Những người trẻ đánh giá cao sẽ được các em yêu quý, tin tưởng, thích làm những nhiệm vụ người đó giao phó, và tỏ rõ thái độ với những người mà các em tự cho là không tốt.
Thay đổi đột ngột về tính nết
Trẻ sẽ vui buồn bất chợt, vừa ca hát xong lại ngồi lầm lì ngay được; hoặc nổi nóng, càm ràm với bố mẹ trong khi vừa mới trò chuyện vui vẻ… Cơ thể của trẻ vị thành niên có sự thay đổi rõ rệt như: nứt da, căng xương, nở thịt… cũng là nguyên nhân khiến con thay đổi bất ngờ về tính nết.
Không muốn tâm sự nhiều
Trẻ vị thành niên không còn tâm sự nhiều với bố mẹ của chúng nữa, được hỏi đến cũng chỉ ậm ờ cho qua. Một số trẻ còn có thói quen lầm bầm sau lưng cha mẹ nếu như cảm thấy lời cha mẹ nói làm chúng phiền lòng.
Bắt đầu có nhu cầu tình dục
Ở giai đoạn này, các trẻ đã bắt đầu có nhu cầu tình dục. Đặc biệt, trẻ luôn có sự tò mò về cơ quan sinh dục và một số những hành vi liên quan đến tính dục. Với bản tính tò mò cùng với sự thiếu hiểu biết về tình yêu và chưa có được sự ý thức về hậu quả sẽ khiến trẻ thường hành động theo bản năng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Trẻ dễ bị trầm cảm
Sự thay đổi trẻ vị thành niên tiếp theo chính là dễ mắc chứng trầm cảm. Đây là căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng như hay dễ mệt mỏi, buồn bã, không quan tâm đến những thứ xung quanh, mất niềm tin… Căn bệnh này dễ mắc phải ở lứa tuổi vị thành niên thì sự nhạy cảm của độ tuổi này khiến con bị áp lực từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè…
Trên đây là nội dung về thay đổi trẻ vị thành niên mà bố mẹ nên nắm được để có thể hỗ trợ giáo dục con phát triển toàn diện nhất. Bố mẹ có con trong giai đoạn tuổi đầy “nhạy cảm” này cần hiểu rõ các vấn đề của con để có định hướng khoa học nhất. Còn cần được tư vấn thông tin nào khác về những kỹ năng dạy trẻ vị thành niên hãy liên hệ đến Táo Vàng để được hỗ trợ thêm nhé.