9 Điều mẹ cần dạy con để phòng chống xâm hại trẻ em

Xâm hại trẻ em là một vấn đề nóng hổi, đáng để các bậc cha mẹ dành sự quan tâm. Bởi trẻ em sẽ là những mầm non tương lai của đất nước, rất cần được bảo vệ, nâng niu, trân trọng. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều vụ việc xâm hại chị em đáng thương xảy ra.

Vậy xâm hại trẻ em là gì? Những cách phòng chống xâm hại trẻ em hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên biết? Để làm rõ những nội dung này mời bạn đọc cùng Táo Vàng theo dõi ngay những thông tin này nhé.

Mục Lục Bài Viết

Thế nào gọi là hành vi xâm hại trẻ em? 

Thế nào gọi là hành vi xâm hại trẻ em?

Trẻ em là đối tượng dễ bị bóc lột, bị tổn thương và cần được chăm sóc trong xã hội. Nhưng hiện nay tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều. Vậy xâm hại là gì? Đây là những hành vi của một chủ thể sử dụng những hình thức khác nhau như bóc lột, bạo lực, xâm hại tình dục gây tổn hại tới thể chất, tinh thần, tâm lý, danh dự, nhân phẩm… với người khác. Và những đối tượng này là người dưới 16 tuổi. Vậy nên luôn cần có các biện pháp phòng tránh xâm hại trẻ em hiệu quả, kịp thời để không xảy ra những điều đáng tiếc.

Các hành vi xâm hại trẻ em

9 Điều mẹ cần dạy con để phòng chống xâm hại trẻ em

Tại Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP, có một số quy định về các hành vi xâm hại trẻ em gồm có:

+ Bỏ rơi trẻ em;

+ Mua bán trẻ em;

+ Có hành vi bạo lực với trẻ em, dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi – tâm thần ở trẻ em, khiến trẻ bị hạn chế về mặt giao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiện những việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân;

+ Bắt buộc trẻ em tham gia lao động sai quy định của pháp luật về lao động;

+ Rủ rê, kích động, xúi giục, lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc sử dụng trong việc sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;

+ Rủ rê, kích động, xúi giục, lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia vào những hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình dục;

+ Trẻ em bị cho, nhận hoặc cung cấp cho các hoạt động mại dâm;

+ Rủ rê, kích động, xúi giục, lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia hoạt động mua bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và những loại hàng hóa bị cấm theo quy định của pháp luật;

+ Rủ rê, kích động, xúi giục, lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em tham gia các hoạt động trục lợi khác;

+ Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em như cưỡng dâm, hiếp dâm, dâm ô, giao cấu, sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm, mại dâm dưới mọi hình thức.

Nguyên nhân của tình trạng xâm hại trẻ em?

Nguyên nhân của tình trạng xâm hại trẻ em?

Trước khi tìm hiểu về cách phòng tránh xâm hại trẻ em thì chúng ta hãy bắt đầu từ nguyên nhân của tình trạng này. Có thể thấy, đây là vấn đề nóng hổi được toàn xã hội vô cùng quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do cha mẹ, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thiếu nhận thức và sự quan tâm đến vấn đề giới tính. Điều này dẫn đến việc các em thiếu hiểu biết, kém kiến thức và không có kỹ năng phòng tránh bị xâm hại.

Do nhận thức pháp luật của một bộ phận còn hạn chế, khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện tố giác tội phạm còn khó khăn. Cùng với đó là thái độ thiếu hợp tác của nạn nhân; hình thức xử lý còn nhẹ, chưa đủ răn đe với tội phạm.

Công tác vận động, giáo dục, tuyên truyền kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em còn lơ là; người thực hiện còn thiếu nghiệp vụ nên việc tư vấn, hướng dẫn còn nhiều hạn chế.

Do sự phân hóa về giàu nghèo và những chênh lệch về điều kiện sống, những rạn vỡ trong gia đình hay giá trị truyền thống xói mòn nên số lượng trẻ em bị xâm hại ngày càng nhiều.

Ngoài ra còn có tác động của phim ảnh khiêu dâm, bạo lực đang tràn lan trên mạng xã hội khiến hành vi lệch chuẩn ở cả trẻ em và người lớn.

Kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em là gì?

Kỹ năng phòng tránh xâm hại trẻ em là gì?

Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình là cách phòng chống xâm hại được đánh giá cao. Thế nhưng biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em là gì, làm như thế nào thì không phải ai cũng biết. Sau đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em mà bố mẹ nên trang bị cho con:

– Dạy trẻ không tiết lộ tên bé

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đầu tiên mà bố mẹ nên dạy con chính là đừng bỏ giờ tiết lộ tên cho người lạ, và bản thân cha mẹ cũng đừng viết tên con lên đồ dùng cá nhân. Điều này vô tình khiến cho người lạ dễ dàng nắm được thông tin cá nhân của bé. Bạn hãy tưởng tượng xem, 1 người lạ đến bắt chuyện lại biết tên của con thì sẽ dễ dàng có được lòng tin của bé. Thay vì viết tên bạn hãy đổi thành số điện thoại của chính mình nhé.

– Chạy theo hướng ngược lại với các xe đang đến gần

Bố mẹ nên dạy bé không được đến gần xe của người lạ. Nếu phát hiện chiếc xe nào đó đang tiến lại gần và người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của con thì hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại của chiếc xe đó. Đây là cơ hội có thêm thời gian kêu gọi sự giúp đỡ từ người xung quanh.

– Đặt một chiếc mật khẩu gia đình

Đây là một trong các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em khá hay được nhiều gia đình áp dụng. Bố mẹ hãy dạy bé nếu ai đó với với con: Đi với cô nhé, cô đưa con đến chỗ mẹ; thì điều đầu tiên con cần làm là: Mẹ cháu tên là gì ạ? Mật khẩu của gia đình cháu là gì? Bạn hãy cùng con thống nhất về một mật mã cho những tình huống khẩn cấp, như việc bạn bận rộn và nhờ người đến đón giúp thì cần phải có mật khẩu. Mật mã này cần dễ nhớ nhưng nên là những cụm từ và í tai nhớ đến.

– Cài đặt ứng dụng theo dõi bé

Chức năng định vị GPS sẽ giúp bạn giám sát được vị trí chính xác của bé và lượng pin điện thoại mà bé còn. Trong thời đại công nghệ thì đây là cách hiệu quả để dạy con cách phòng tránh xâm hại trẻ em.

– Đeo đồng hồ có nút khẩn cấp

Bạn có thể trang bị cho con các thiết bị đeo tay như đồng hồ, vòng tay có định vị theo dõi. Khi gặp tình huống khẩn cấp bé chỉ cần bấm nút, bạn sẽ nhận được tín hiệu.

– Dạy trẻ cách la lên thì khi bị người lạ nắm lấy

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mầm non tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ chính là việc gặp người tiếp cận gần bé. Nếu có người bắt lấy con nên cố gắng cắn, đá, cào, la thật to và bằng mọi giá phải thu hút được sự chú ý của những người xung quanh. Ngoài ra, bé cũng nên la lớn với ý nghĩa rõ ràng: “Cháu không quen biết bà ấy. Ông ấy đang muốn bắt cóc cháu”.

– Nên tránh xa người lạ

Giữ khoảng cách và không nói chuyện với người lạ là điều quan trong mà bạn cần dạy trẻ để dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Bạn hãy dạy cho bé về việc con không cần nói chuyện với người lạ, nên bỏ đi và đến những nơi an toàn. Nếu có nói chuyện 1-2 câu thì con cũng nên đứng cách xa họ một khoản. Nếu họ cố tiến lại gần thì hãy lùi lại nhé.

– Tránh việc đi thang máy với người lạ

Nếu con đi thang máy 1 mình mà có người lại bước vào thì tốt nhất hãy dạy con cách kiếm cớ để tránh đi. Có thể vờ lấy một lý do như quên đồ để rời khỏi không gian đó. Nếu họ tiếp tục mời chào thì dạy bé cách lịch sự từ chối: bố mẹ cháu dặn chỉ đi thang máy 1 mình hoặc đi cùng hàng xóm.

– Không để người lạ vào nhà

Đây cũng là biện pháp phòng tránh xâm hại trẻ em mà bố mẹ nên dạy cho con. Hãy giải thích để con hiểu rằng, nếu có người đến gõ cửa mà con không thấy rõ người bên ngoài hoặc không đáp lời khi con hỏi “Ai đấy” thì tuyệt đối không mở cửa, dù chỉ là mở hé 1 tí. Ngoài ra bạn nên dạy bé rằng con không được tiết lộ cho người lạ biết việc bố mẹ không ở nhà dù họ có nói là bạn hay người quen đi chăng nữa. Nếu họ cố gắng tìm cách mở cửa thì hãy gọi ngay cho bố mẹ hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của hàng xóm.

Qua những thông tin được nhắc đến bạn đọc đã dễ dàng nắm được về nội dung về nạn xâm hại trẻ em là gì cũng như nắm được hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Còn cần thêm thông tin tư vấn nào khác về các vấn đề giáo dục trẻ hãy liên hệ với Táo Vàng ngay nhé.

Táo Vàng Media

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ấn để gọi ngay!
0906 639 715
Nhắn tin Zalo
Fanpage Táo Vàng
Sự kiện
ĐANG DIỄN RA