Có thể thấy, kỹ năng sống cho trẻ em mầm non đóng một vai trò đặc biệt và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con. Do vậy, các bậc cha mẹ trong thời đại mới hiện nay luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, bên cạnh đó là mong muốn hiểu và có được cách hiệu quả để dạy kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ.
Ở nội dung bài viết dưới đây, Táo Vàng sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nội dung kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì cũng như thông tin về những kỹ năng sống cần dạy cho trẻ mầm non mà bố mẹ nên biết. Hãy theo dõi bài viết này để trang bị cho con một hành trang vững chắc, tự tin bước vào cuộc sống nhé.
Kỹ năng sống cho trẻ em là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống và tập hợp của sự hiểu biết và thể hiện ra bên ngoài của một cá nhân cụ thể, tùy theo mỗi đối tượng sẽ có những kỹ năng khác nhau. Những kỹ năng này có thể học được qua trường lớp cũng như những trải nghiệm của chính cá nhân đó.
Với các bạn nhỏ, đặc biệt là độ tuổi mầm non, việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ em nên bắt đầu ở độ tuổi lên 2. Lúc này các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu và rèn luyện cho con những nề nếp, hình thành tính cách, thói quen tốt đẹp, giúp con phát triển bản thân toàn diện.
Ví dụ: Một đứa trẻ được bao bọc từ nhỏ, không biết làm việc nhà, nấu cơm, rửa bát, chỉ biết học và học cực kỳ giỏi. Suốt các cấp học từ cấp 1 đến cấp 3 đều là học sinh giỏi, vượt qua kỳ thi đại học với số điểm ấn tượng để vào một trường đại học top đầu. Vẫn là những năm đèn sách miệt mài đến khi ra trường có tấm bằng xuất sắc nhưng lại không xin được việc làm như ý. Tại sao? Bởi vì bạn đó không có kỹ năng sống, không tự mình rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng của bản thân, luôn đi theo lối mòn có sẵn và sẽ mãi chẳng tìm được đích đến.
Mục Lục Bài Viết
Ý nghĩa quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Như chúng ta đã biết, các kỹ năng sống dành cho trẻ em được hiểu là một chuỗi hành động nhằm mục đích định hướng cho trẻ phát triển bản thân toàn diện. Trẻ em ở độ tuổi 2-5 tuổi còn khá non nớt, con có thể bị tổn thương ngay cả bởi 1 số tác nhân môi trường, con người hay hành động nào đó.
Có thể đơn cử một ví dụ về việc xâm hại trẻ em (xâm phạm thân thể, xâm phạm tình dục…). Đây là một hiện trạng khá phổ biến của xã hội đồi bài với rất nhiều những câu chuyện có thật, điều này khiến con bị tổn thương nghiệm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần. Là phụ huynh, bạn cần dạy con những kỹ năng cơ bản, cần thiết để có tự mình đối phó được những tình huống như thế.
Bố mẹ nào cũng yêu thương con cái mình hết mực, chăm sóc cho con từng miếng ăn giấc ngủ đến việc học hành, vui chơi. Nhưng việc bao bọc quá mức cũng như bỏ qua việc giáo dục con những kỹ năng sống từ nhỏ sẽ khiến con như một “tờ giấy trắng” khi bước vào cuộc sống. Là bậc phụ huynh hiện đại, văn mình, bạn nên biết rằng việc dạy con kỹ năng sống là cần thiết để con có được sự tự tin, có kiến thức, có năng lực để tự xử lý tốt các vấn đề của chính mình.
Ngoài ra việc rèn luyện kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non còn giúp con phát triển tư duy, giao tiếp, đem đến cho con sự tự tin, bản lĩnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các con biết cách hòa đồng ứng xử thì tương lai sẽ có được kỹ năng mềm tốt, con sẽ đến gần hơn với thành công trong tương lai.
Top 12 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà cha mẹ nên biết
Có nhiều những kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ mà còn cần tiếp thu, cùng với đó là vô số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mà bố mẹ biết biết. Sau đây là thông tin về một số kĩ năng sống cho trẻ mầm non mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bậc cha mẹ hiện đại:
Rèn kỹ năng tự ăn cho trẻ
Đây kỹ năng sống dành cho trẻ em đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến. Trẻ em cần được học cách tự ăn uống và không dựa dẫm vào người khác ngay từ khi con nhỏ. Việc con có thể tự xúc cơm ăn thúc đẩy cho con tính tự lập cũng bản năng sinh tồn ở con. Khi 1 tuổi con đã tự ngồi vững và cầm nắm các vật; lúc này bố mẹ nên tạo cơ hội và kích thích con tự cầm thức ăn để ăn, nên ăn gì, không nên ăn gì.
Có lẽ sẽ khó khăn trong thời gian đầu, và thường sẽ phải đến khi 3-4 tuổi con mới có thể ngồi ăn nghiêm túc không cần bố mẹ trợ giúp, tự lấy nước uống… Bạn không cần quá lo lắng về tiến độ rèn luyện kỹ năng này của con bởi không chỉ ở nhà mà ngay cả khi đến nhà trẻ con cũng sẽ được cô giáo rèn luyện cho kỹ năng này.
Kỹ năng ứng xử
Một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bố mẹ nên dạy con từ sớm chính là việc ứng xử. Kỹ năng này được xem là nền tảng cơ bản giúp con giao tiếp được linh hoạt, khôn khéo mà sẽ chẳng có sách vở nào dạy được cho bé. Bố mẹ hãy tập cho trẻ cách ăn nói lễ phép, đi thưa về gửi, chào hỏi người lớn, tạm biệt bạn bè. Trong bữa cơm, bạn cũng nên dạy con cách mới người lớn dùng trước sau đó mới được dùng, điều này để con hiểu được vai vế cũng như thể hiện sự tôn trọng với các thành viên.
Con cần biết tự chăm sóc bản thân
Về việc chăm sóc bản thân, ở độ tuổi mầm non con thường cần sự hỗ trợ từ bố mẹ. Nhưng đừng để con quá lệ thuộc vào sự trợ giúp này, thay vào đó bạn hãy cho bé có cơ hội tự hoàn thành một số việc cơ bản của chính con như: tự đánh răng, tự uống nước, tự đi giày dép, tự đi ngủ… Cụ thể như sau:
– Mặc quần áo
Bạn nên dạy cho con kỹ năng này khi trẻ mới biết đi. Bố mẹ hãy hướng dẫn con mặc quần áo gọn gàng để tự giảm bớt gánh nặng cho chính mình trong việc chăm sóc con. Từ việc con có thể tự mặc quần áo sẽ tạo nền tảng để con tự làm những công việc khác.
– Chải tóc
Hãy hướng dẫn và giám sát hoạt động này đến khi con thành thạo, không còn bị lược va vào mặt, vào mắt. Bạn nên để con tự mình chải tóc trước, sau đó sẽ sửa cho con đến khi có được kết quả hài lòng.
Dạy cho trẻ kỹ năng tự sơ cứu vết thương
Một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bạn nên dạy cho con chính là việc tự sơ cứu vết thương. Thông thường khi bị thương, trẻ thường hoảng sợ, còn bố mẹ sẽ xuýt xoa quá mức. Dù là hành động dễ hiểu nhưng bạn cũng nên hạn chế một chút, thay vào đó giúp con bình tĩnh lại, cùng con tìm cách xử lý vết thương nhẹ nhàng nhất. Khi được rèn kỹ năng này, con sẽ có được thái độ bình tĩnh khi bị đau và biết cách tự xử lý vết thương một cách cơ bản. Đồng thời cũng giúp con biết cách bảo vệ bản thân, chăm sóc người khác trong tình huống không may.
Xem ngay: Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non hiệu quả
Con cần có tinh thần học hỏi
Trẻ mầm non đang ở trong giai đoạn phát triển thế giới quan, con thường tò mò, quan sát và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Vì thế một trong các loại kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà bạn nên dạy cho con chính là kích thích tinh thần học hỏi ở bé. Bố mẹ hãy tạo cho con không gian thoải mái để con được rèn luyện, trải nghiệm về thế giới bên ngoài như cho con tham gia các hoạt động ở khu vui chơi, công viên, đưa bé đến hiệu sách tập cho con thói quen đọc mỗi ngày. Đồng thời, hãy dạy con cách đặt các câu hỏi như tại sao, cái gì, do ai, nên làm thế nào… và tìm đáp án cho câu hỏi đó.
Hướng dẫn con sắp xếp đồ đạc ngăn nắp
Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non quan trọng. Việc dạy cho bé cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng sẽ giúp con hình thành thói quen chỉnh chu, ngăn nắp sau này. Khi cần một món đồ nào đó con sẽ không còn mất nhiều thời gian để tìm kiếm cũng không cần phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bố mẹ. Ở bước đầu, bố mẹ hãy là người hướng dẫn, minh họa cho con, tiếp đến cùng con làm và cuối cùng là để con tự làm mà không cần bố mẹ giúp đỡ.
Con biết tiêu tiền và tự mua đồ ở cửa hàng tạp hóa
Đây là một trong những kỹ năng sống hữu ích và quan trọng nhất mà bố mẹ nên dạy con. Bạn cần phân tích cho con hiểu về giá trị của đồng tiền và cách tiết kiệm tiền để dùng cho những mục đích phù hợp. Để dạy con giá trị của đồng tiên bạn có thể trả công cho con trong những việc con giúp mẹ rửa chén, dọn phòng tắm, giặt giũ… Từ khoản tiền đó hãy dạy trẻ cách chi tiêu, tiết kiệm và sử dụng cho các mục đích thích hợp.
Bên cạnh đó con cũng cần tự biết đi mua đồ ở tạp hóa gần nhà. Bạn có thể cùng con lên kế hoạch mua sắm, ghi ra những món đồ cần mua; giao cho bé tự đến siêu thị để mua các món đồ có trong danh sách ấy. Đừng quên đưa tiền để con học cách thanh toán những món đồ đã mua nhé.
Dạy con cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Đây là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi giúp con có thể đi mọi nơi và làm mọi việc. Con sẽ chẳng thể nào khôn lớn nếu như bố mẹ cứ bảo bọc mãi, đi đâu cũng đưa rước. Ở Việt Nam, dù các phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế song không có nghĩa là con không nên sử dụng chúng. Vì thế, thay vì đưa con đến trường bằng xe máy, xe hơi, bạn hãy cùng con dành 1-2 buổi trong tuần đi xe bus đến trường. Dần dần con sẽ quen với việc sử dụng phương tiện này và có thể tự mình di chuyển.
Kỹ năng bơi lội
Đây là một kỹ năng sống thực sự quan trọng, không chỉ với trẻ em mà còn với cả người lớn. Bơi lội giúp phát triển cơ thể toàn diện, giúp bạn phòng thân trong những tình huống không may trượt chân xuống ao hồ, bể bơi… Dạy con kỹ năng giúp con được rèn luyện thể chất và giúp tự cứu mình trong tình huống cấp bách.
Kỹ năng giúp đỡ, biết chia sẻ
Bố mẹ cũng mong đứa trẻ của mình sẽ thành người tốt, biết yêu thương và có lòng trắc ẩn. Để có được điều này thì ngay từ khi con nhỏ bạn hãy dạy con cách quan tâm và giúp đỡ mọi người. Bố mẹ hãy đóng vai trò là tấm gương, cư xử mẫu mực, quan tâm mọi người để con noi theo. Một số hoạt động đơn giản để dạy con kỹ năng này chính là: dạy con biết xếp chén bát vào bồn, dọn dẹp bàn ăn, sắp cơm…
Kỹ năng quản lý thời gian
Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng việc thực hiện lại cực kỳ đơn giản, mà bạn có thể rèn cho con từ bé. Bố mẹ hãy hướng dẫn con xây dựng thời gian biểu trong ngày như thời gian ăn, chơi, xem tivi… cả nhà cùng nhau thực hiện để quản lý tốt thời gian của chính mình.
Kỹ năng chăm sóc động vật và trồng cây
Con được tiếp xúc với động vật và cây cối từ nhỏ thì tâm hồn cũng như tính cách của con sẽ tươi đẹp và phong phú. Việc làm này không chỉ nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, giúp con học hỏi nhiều kiến thức bổ ích từ thiên nhiên mà còn giúp con quan tâm đến mọi thứ trong cuộc sống xung quanh.
Bên cạnh những kỹ năng đã được nhắc đến thì bố mẹ có thể rèn luyện thêm cho con một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non là: dạy con cách phòng ngừa nguy hiểm, dạy con nấu ăn, dạy con cách nói thật, cách tham gia giao thông an toàn, cách dùng thiết bị định vị hay cách sinh tồn ở nơi hoang dã…
Một số lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Dạy con kỹ năng sống là nhiệm vụ đặc biệt mà cha mẹ nào cũng cần rèn luyện cho con từ nhỏ. Để có được cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả thì có một số lưu ý bạn cần quan tâm như sau:
– Chọn thời điểm thích hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ: Nói về thời điểm thì bạn nên cho con học kỹ năng từ sớm, khi con bắt đầu có thể tiếp thu kiến thức. Và ở mỗi một độ tuổi bạn rèn cho con những kỹ năng phù hợp với.
– Chọn phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ: Bạn nên chọn cách thức và phương pháp giáo dục phù hợp với tính cách, khả năng của con và điều kiện của gia đình. Con còn nhỏ việc tiếp thu còn chậm, vì thế hãy kiên nhẫn với con từng ngày, bạn sẽ nhìn thấy thấy được sự thay đổi, tiến bộ trong một ngày gần nhất.
Việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non là nội dung giáo dục quan trọng mà các bậc cha mẹ hiện đại ngày nay cần thực sự quan tâm. Đừng suy nghĩ rằng con còn nhỏ thì lúc nào cũng cần bao bọc và việc dạy cho chúng những kiến thức, kỹ năng cơ bản là điều không cần thiết. Bạn sẽ chẳng thể ở cạnh con 24/24, nên khi con tự trang bị những kỹ năng hữu ích sẽ giúp con tự tin, mạnh dạn, tử xử lý vấn đề của chính bản thân mình.
Nếu bố mẹ đang có mong muốn có thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm dạy con thì đừng bỏ qua app học tập Táo Vàng của chúng tôi nhé. Rất hân hạnh được đồng hành cùng quý cha mẹ trong hành trình nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái toàn diện trong thời đại mới.
Táo Vàng Media