Vườn tâm hồn của KLGTG Trần Quốc Phúc là tác phẩm hội họa giáo dục nhân cách có một không hai

Tác phẩm “VƯỜN TÂM HỒN” của tác giả Kỷ lục gia Thế giới Trần Quốc Phúc là một Bộ cẩm nang hỗ trợ giáo dục nhân cách trẻ đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – VIETKINGS xác lập Kỷ lục Việt Nam về “Ứng dụng giáo dục nhân cách con người” (2015) và Liên minh Kỷ lục Thế giới – WORLDKINGS xác lập Kỷ lục Thế giới cũng với nội dung trên vào năm 2019. Trước đó 2 năm (2017), tác phẩm VƯỜN TÂM HỒN đã vinh dự đón nhận “Đĩa Vàng Cống hiến” do Viện Nội dung Kỷ lục Thế giới (WRCA) trao tặng.

Trao đổi với Ban Biên soạn Ấn phẩm WORLDKINGS, Kỷ lục gia Thế giới Trần Quốc Phúc cho biết những tác dụng tích cực của Bộ công cụ VƯỜN TÂM HỒN đối với việc giáo dục nhân cách cho con trẻ đạt hiệu quả, bằng những lời lẽ hết sức chân thành dưới đây: “Từ lâu, tôi luôn trăn trở về bí quyết thành công của người thành đạt. Tôi nhận ra rằng, phần lớn những người tôi có dịp tiếp xúc đều thành công nhờ cách xử thế cùng tính cách của họ, chứ không hẳn xuất phát từ một nền tảng giàu có. Có một quãng thời gian tôi nghiên cứu về bản chất con người, bắt đầu từ quá trình thai giáo. Và tôi gọi tên cho những hành động tích cực bằng những “hạt giống” tâm hồn. Đơn giản, tôi muốn cho họ thấy trong con người mình có mặt tốt đẹp cần được đánh thức. Sau khi phác họa ra bức tranh, tôi bắt đầu đưa cho bạn bè xem thử, và kết quả là nhiều người thích, họ mua tranh của tôi. Sau một thời gian, tôi nhận ra cách dạy con của các bậc cha mẹ hiện đại đang gặp sai lầm. Điều này càng khiến tôi quyết tâm ra bộ sách này hơn…” Những sai lầm đó là gì, Kỷ lục gia rần Quốc Phúc tiếp tục phát biểu: “Những sai lầm đang có trong việc giáo dục con cái của các bậc cha mẹ hiện nay gồm 3 điều:

– Thứ nhất, xuất phát từ quan niệm dạy con không đúng. Việc dạy con là cần thiết không chỉ từ trong bụng mẹ, mà còn xuất phát từ việc vun đắp những đức tính tốt ngay từ thuở thiếu thời. Các bậc cha mẹ hiếm người dành thời gian cho việc dạy con, chủ yếu lo đi kiếm tiền, thiếu sự kết nối với con cái. Thế nên mới có nghịch cảnh, cha mẹ giàu chưa chắc đã giáo dục con nên người, cho dù có gửi con đi học ở trường quốc tế tốn kém đi chăng nữa.

– Thứ hai, trong thời buổi hiện nay, quan điểm giáo dục không đồng nhất. Thời xa xưa cách dạy khác, thời nay khác. Mâu thuẫn về cách dạy con là thường xuyên tồn tại giữa hai thế hệ trong gia đình.

– Thứ ba, nhiều người nghĩ bọn trẻ không hiểu gì, nên hay dùng lời nói làm tổn thương các bé, trong khi đó, bọn trẻ có thể ghi nhớ những điều đó suốt cuộc đời. Những hạt mầm độc một khi đã được gieo vào trí não, thì không dễ gì xóa được, chỉ bị đè chồng lên thôi. Đặc biệt ở Việt Nam, cha mẹ hạn chế khen con, mà thường hay chê và cho đó là “an toàn”, họ nghĩ chê là một trong những “liệu pháp” giúp đứa trẻ lớn lên, mạnh mẽ hơn. Thế nhưng đây là quan niệm sai lầm. Những gì người lớn gieo vào tâm hồn con trẻ nên là những gì tích cực, tốt đẹp chứ không nên là những câu nặng lời hay những lời oán thán. Do đó, nhận định của cha mẹ ban đầu về con cái thường quyết định tương lai con họ sau này sẽ ra sao…”

Khi đề cập đến việc dạy con của bản thân mình, người cha Trần Quốc Phúc không ngần ngại bày tỏ: Tôi thường nói với con mình những điều tích cực, khích lệ chúng hàng ngày, và điều kỳ diệu xảy ra: Chúng trưởng thành rất nhanh và phát triển ở mức bất ngờ. Từ đó tôi hiểu rằng, việc bị cha mẹ làm tổn thương sẽ ám ảnh đứa trẻ suốt đời, khiến chúng bị thui chột ước mơ và niềm vui sống. Tôi bắt đầu muốn giúp mọi người bằng cách gieo những điều tốt trong tâm trí đứa trẻ. Hãy nói với các bé mỗi ngày: Tôi mạnh mẽ, hiếu thảo, vui vẻ, lễ độ, cẩn thận, biết ơn, chân thành, khiêm tốn… Khi ghép một chuỗi hành vi tích cực đi cùng nhau, tôi không ngờ lời nói lại có công năng mạnh như vậy, có thể từ từ thay đổi tâm trí và năng lực của một con người. Từ đó, tôi bắt đầu làm những sản phẩm có chiều sâu hơn và thực hiện qua video với từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, nếu con bạn không chào hỏi khách đến nhà thì phải làm sao? Đầu tiên là gieo hạt giống lễ độ, cha mẹ nói con đọc đi đọc lại trong vài tuần, sau đó đọc đến hạt giống yêu thương, hiếu thảo… Mình gieo cho con một nhóm hạt tức một nhóm giải pháp, thì sẽ dần dần thay đổi nhận thức của đứa trẻ. Nếu cho bé hạt giống tươi cười thì chưa đủ, phải có hạt giống yêu thương, quan tâm, khoan dung, biết ơn… Bọn trẻ còn nhỏ, chưa hiểu thế giới bên ngoài thế nào, nên khi người lớn gieo thông điệp, gieo năng lượng và cảm xúc thì hình thành tiềm thức tốt đẹp. Thứ hai, một người nói những điều tốt đẹp, thì năng lượng của họ tự khắc sạch, tự động truyền thẳng tới người đối. Nhiều bà mẹ mở chương trình cho con nghe, không  ngờ từ từ thay đổi cả phương pháp giáo dục con của người cha. Nên dạy cho trẻ con biết rằng, cuộc đời này nếu con muốn đạt được một điều gì đó thì con phải mang lại giá trị và điều tốt đẹp cho người khác. Khi con tôi khóc, tôi bảo con, người thành công là người luôn mang niềm vui cho người khác, khóc không phải là giải pháp. Muốn người ta mời mình, mình phải vui vẻ và giúp đỡ, đó là quy luật cho và nhận. Tốt nhất cha mẹ nên dùng tình thương yêu để nói chuyện với con cái và vận dụng chuyện thưởng phạt phân minh. Không chỉ đưa hạt giống giáo dục, ta còn cần phải gieo những hạt giống thành công vào tâm trí đứa trẻ.

Tôi nhận lại nhiều điều hạnh phúc từ sự thay đổi ở những người được tôi giúp đỡ, đó là: “Có một vị phụ huynh ở Đà Nẵng nói với tôi rằng, chị dạy hoài mà cháu không nghe, có lẽ vì bản thân chị chưa làm tốt chăng?” Nhưng…, khi chị ấy mở “Vườn hạt giống tâm hồn” cho bé nghe, bé tự động biến chuyển và quan tâm đến những người xung quanh, kể cả ông bà nội ngoại. Khi cha chưa làm tốt những điều tích cực, thì Vườn tâm hồn được coi là một công cụ để trẻ tiếp cận dễ dàng. Trong một gia đình, mỗi người có một trình độ khác nhau, không biết tiếp cận trẻ con ở điểm nào, và càng không biết nói chuyện gì với con. “Vườn tâm hồn” mở ra nhiều chủ đề để mỗi ngày cha mẹ cùng trò chuyện với con. Cũng có gia đình đã giúp trẻ thuyết trình, khiến các bé hiểu sâu sắc hơn những giá trị nhân văn đã ngấm vào trong tinh thần của các bé. Trầm ngâm giây lát, Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc cho biết những đối tượng mà Vườn tâm hồn nhắm tới gồm: Chủ yếu là các bậc cha mẹ. Từ đó, có một xu hướng mới, thúc đẩy cha mẹ quan tâm việc dạy con nhiều hơn. Tôi hướng dẫn việc gieo trồng nhân cách, gặt hái thành công chứ không chung chung ở “đạo” yêu thương. Trong “Vườn tâm hồn” có bức tranh của sự cho đi, hạt giống phụng sự, giúp đỡ, đóng góp cho xã hội. 8 tài sản trong cuộc đời con người được khái quát gồm: Sức khỏe, gia đình, mối quan hệ, trí tuệ, hưởng thụ, sự nghiệp, đóng góp cho xã hội và tự do tài chính.  

Tóm lại, những bước đi tích cực của phương pháp dạy con trong tác phẩm “VƯỜN TÂM HỒN” của tôi bao gồm những điều cốt lõi: Việc đầu tiên, tác phẩm hội họa Vườn tâm hồn giúp đứa trẻ nhận ra mình là ai, có những giá trị gì, tự tin tỏa sáng trên những giá trị mà nó đã khẳng định. Điều kế tiếp, gieo vào tâm trí trẻ những điều tốt ngay khi còn nhỏ, lớn lên trong cuộc đời, trẻ sẽ dễ bước đi theo hành trình đó. Những hạt giống sẽ giúp trẻ tin tưởng vào chính mình chứ không phải qua lời người khác. Khi tiềm thức đã mạnh rồi thì bọn trẻ lỡ vấp ngã sẽ tự đứng dậy, vì đã có niềm tin mạnh mẽ bên trong.

Giảng viên – Kỷ lục gia Thế giới Trần Quốc Phúc là chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam về huấn luyện nuôi dạy con trẻ thành công. Nhà sáng lập học viện đào tạo Richser Academy (Học viện Giàu có và Nhân ái). Chủ tịch Công ty cổ phần Cho Bạn Cho Con (CBCC). Tác giả Bộ tác phẩm về Giáo dục nhân cách, đức tính và thói quen thành đạt cho con trẻ mang tên “Vườn Tâm Hồn”.

Kỷ lục gia vinh dự nằm trong Top 12 Người đầu tiên tại Việt Nam được Viện Nội dung Kỷ lục Thế giới trao Giải vàng Cống hiến dành cho “Nội dung Tác phẩm kỷ lục có giá trị về giáo dục.” 

Theo tôi, ngôn ngữ giúp cho đứa trẻ phát triển khác với ngôn ngữ khiến bọn trẻ bị vướng vào vòng suy  nghĩ tiêu cực. Nhiệm vụ của tôi đi nói chuyện ở các trường là nhấn mạnh chuyện lời nói gieo vào tâm trí trẻ con như những hạt giống thiện lành vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng, thà mình cho con đi học ở trường bình thường còn hơn ở những trường “mang tiếng tốt” mà giáo viên giao tiếp với học trò không đạt chuẩn. Ngoài ra, tôi cũng đã phỏng vấn nhiều các nhân vật thành công để rút ra mô thức chung về những hạt giống điển hình. Đồng thời làm phim hoạt hình cho trẻ con theo mô hình Việt Nam để mỗi nhân vật đóng vai trò là một hạt giống đi vào tâm thức trẻ con. Bên cạnh đó là làm game để việc giáo dục trở nên dễ tương tác với trẻ con hơn. Tôi không mong gì hơn là các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội sử dụng bộ công cụ Vườn tâm hồn làm kim chỉ nam cho việc truyền dạy nhân cách cho con trẻ để đạt được những kết quả tốt đẹp như lòng mong đợi.  

Táo Vàng Media

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ấn để gọi ngay!
0906 639 715
Nhắn tin Zalo
Fanpage Táo Vàng
Sự kiện
ĐANG DIỄN RA