Hiện nay, ở Việt Nam số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng tăng cao. Khi gia đình có con trẻ “bị” chuẩn đoán có tình trạng tự kỷ, thì nhiều bậc cha mẹ dường như sụp đổi, mang lên mình bản án chung thân, và cho rằng bản thân sẽ chẳng làm được gì để giúp đứa con bé bỏng của mình. Tuy nhiên tự kỷ sẽ không cướp mất đi đứa con của con nếu như bố mẹ có cách can thiệp đúng lúc, đúng cách.
Thực tế thì không có thuốc chữa khỏi chứng tự kỷ, việc điều trị được tiến hành mang mục đích giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng, dễ dàng hòa nhập cộng đồng và có thể tự chăm sóc bản thân. Ở nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nội dung tự kỷ ở trẻ là gì, cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà hòa nhập nhanh chóng để bạn đọc có thêm cho mình kinh nghiệm hữu ích trong dạy con.
Mục Lục Bài Viết
Chứng tự kỷ ở trẻ là gì? Nguyên nhân của bệnh
Tự kỷ được hiểu là tình trạng trẻ bị khó khăn, khiếm khuyết trong việc tương tác, giao tiếp, kiểm soát hành vi, ngôn ngữ, cảm xúc khi tiếp xúc với xã hội và thế giới xung quanh. Khi trẻ gặp chứng tự kỷ, con thường khá hòa nhập, tự cách ly, tách biệt chính mình với mọi người, sống trong thế giới riêng của con. Về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ nên việc dạy trẻ em tự kỷ luôn cần tiến hành kịp thời.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của chứng bệnh tự kỷ này, nhưng có một số nhận định chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ có thể do:
– Yếu tố di truyền: Bị tổn thương não bộ do sự phát triển thiếu nhất quán của não bộ do một số gen gây ra.
– Trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ khi sinh ra.
– Yếu tố môi trường không thuận lợi cũng khiến nguy cơ tự kỷ tăng lên như: ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại, gia đình bỏ mặc ít quan tâm…
Một số biểu hiện để nhận biết trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ thường khá khá để nhận biết thông qua hành vi, chỉ đến khi chuyển sang giai đoạn tự kỷ nặng thì mới xuất hiện nhiều dấu hiện cụ thể hơn. Trước khi nói về phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói chúng ta hãy tìm hiểu về một số những biểu hiện để nhận biết trẻ tự kỷ là:
– Con thiết kết nối với bạn bè, khó khăn và thụ động trong diễn đạt suy nghĩ nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với người thân trong gia đình theo thứ tự ưu tiên.
– Trẻ thường chơi 1 mình, chơi lặp đi lặp lại một món đồ, ít đạp lại khi có người gọi tên và không thường kể chuyện với mọi người.
– Trẻ gặp khó khăn trong việc tập thể dục, chơi các trò chơi yêu cầu trí tưởng tượng. Con chỉ có thể làm theo một số động tác đơn giản, với những động tác phức tạp thì không nắm bắt được, nhất là ở các trò chơi cần phối hợp đồng đội.
– Con khá khó khăn trong việc nói ra suy nghĩ, nhưng lại có thể nhại lời nói của người lớn. Trong khi đó việc lặp lại động tác cũng gặp khó khăn.
– Trẻ ưa thích hoặc cực kỳ sợ hãi một tiếng động nào đó
– Trẻ hứng thú với ánh sáng, hình ảnh, âm thanh, màu sắc của vô tuyến.
– Trẻ có thể ngửi và liếm một món đồ ăn, có một số trẻ chỉ có thể ăn một số món nhất định.
– Nhiều trẻ không phân biệt được nóng lạnh, bị ngã không đau; nhưng cũng nhiều trẻ đặc biệt nhạy cảm với các vết thương, dù là trầy xước nhỏ cũng khóc rất lâu.
Việc xác định được chứng tự kỷ thông qua các dấu hiệu bạnh thường không đơn giản. Bố mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, quan sát con mỗi ngày và nếu phát hiện trẻ có triệu chứng tự kỷ thì hãy đưa con khi khám ngay tại các địa chỉ uy tín.
Tự kỷ ở trẻ có gây ra sự nguy hiểm hay không?
Bệnh tự kỷ ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, khiến con khó hòa nhập với môi trường xung quanh. Một số tác hại mà chứng tự kỷ gây ra là:
– Trẻ rất khó hoặc dường như sẽ không thể hòa nhập được với cộng đồng, ít giao tiếp, thụ động, thu mình trong thế giới riêng
– So với các bạn cùng trang lứa thì trẻ không phát triển bình thường, vô cảm, mất phản ứng hoặc không kiểm soát được bản thân khi có những hành vi bộc phát thái quá.
– Nhiều trẻ còn có xu hướng tự gây hại, làm tổn thương đến thân thể
– Tự kỷ ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự phát triển hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất của trẻ.
Chính vì thế khi con được chẩn đoán mắc tự kỷ, bố mẹ cần có những phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà thích hợp để giúp con nhanh chóng hòa nhập với mọi người.
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ giao tiếp nhanh chóng
Để có thể thúc đẩy nhanh quá trình giúp con hòa nhập, bạn có thể tham khảo một số những cách dạy trẻ tự kỷ tập nói như sau:
– Giúp trẻ tăng sự giao tiếp với thế giới bên ngoài
Chúng ta đều biết trẻ xem luôn có xu hướng học hỏi và thích nghi với môi trường sống xung quanh. Vì thế điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm nhất trong kỹ năng dạy trẻ tự kỷ chính là không để trẻ cảm thấy bản thân mình khác biệt so với những đứa trẻ khác hay mình không thể làm được những việc mà trẻ bình thường làm. Bạn hãy tập xem con như một đứa trẻ bình thường, đưa bé đến khu vui chơi, công việc để tăng sự giao tiếp của con với xã hội. Điều này rất tốt để dạy trẻ tự kỷ nói, bởi khi thấy nhiều người nói chuyện cũng sẽ cho con động lực để nói chuyện hơn.
– Quan tâm để sở thích của con
Khi bạn làm hay nói về vấn đề con yêu thích, trẻ sẽ chú ý và lắng nghe nhiều hơn. Có thể bắt đầu từ việc mua món đồ chơi con thích và khuyến khích con chơi chúng mỗi ngày. Khi trẻ đã quen với món đồ chơi đó, bạn có thể giấu món đồ đi đi đến nơi mà con khó tìm được. Ban đầu trẻ đòi đồ chơi bằng hành động bạn có thể đưa cho con; nhưng lâu dần hãy giả vờ như không hiểu về hành động đó. Điều này thúc đẩy con phái trò chuyện, phải nói ra mong muốn tìm đồ chơi của mình.
– Giao tiếp với con bằng ngôn ngữ đơn giản
Khi dạy trẻ tự kỷ học nói, bạn nên chọn từ ngữ đơn giản dễ hiểu để con nắm nắt dễ dàng, hãy dùng câu ngắn, từ đơn. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ khá hạn chế, cho nên việc dùng những từ ngữ phức tạp khiến con bối rối và lo lắng. Việc giao tiếp với con bằng ngôn ngữ đơn giản giúp con làm quen và vận dụng chúng trong quá trình trò chuyện.
– Giao tiếp phi ngôn ngữ
Đây là hình thức giao tiếp đặt nền tảng cho giao tiếp bằng lời nói. Bố mẹ có thể bắt chước các hành động, cử chỉ của con như gật đầu để thể hiện sự đồng ý, lắc đầu là phản đối… Điều này giúp bé học hỏi từ thế giới xung quanh được tốt hơn, nhanh hơn. Các cử chỉ phi ngôn ngữ càng gần gũi thì con càng hiểu nhanh và thích nghi tốt hơn.
– Dạy trẻ về những sự vật và cảm giác
Bố mẹ có thể dạy con về sự vật và cảm xúc của con người một cách từ từ, và để hiệu quả hơn bạn có thể liên kết chúng lại với nhau. Ví dụ khi con ngồi vào bàn ăn, hãy nói với con rằng con đến bàn ăn là vì con đang đói. Việc làm này giúp trẻ hiểu thêm về sự vật xung quanh và đặt cho chúng những cảm xúc riêng.
– Dạy trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng không nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện vì chúng sợ sệt và điều này khiến bạn cảm thấy tức giận. Hãy bình tĩnh và dạy con từ từ về cách nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện nhé. Bạn hãy chọn một miếng dán xinh xắn và đặt lên trán của mình, điều này sẽ thu hút con và dần làm quen với việc giao tiếp bằng mắt.
– Dạy trẻ tự kỷ tập nói bằng cách luôn tin tưởng con
Điều mà trẻ tự kỷ cần nhất chính là sự tin tưởng và ủng hộ của cha mẹ. Hãy luôn động viên và nói cho con hiểu rằng, bố mẹ sẽ luôn ở bên cạnh chúng. Đừng gây áp lực cho con bởi sẽ khiến con căng thẳng và không còn hứng thú trong việc học. Tốt nhất giữ một bầu không khí vui vẻ, sôi động vì điều này rất tốt cho quá trình phát triển và học hỏi của trẻ tự kỷ.
– Tham gia các câu lạc bộ của trẻ tự kỷ
Có rất nhiều cách để dạy trẻ tự kỷ hiệu quả và một trong số đó là bạn có thể đến các câu lạc bộ hoặc hội nhóm của các gia đình có con tự kỷ. Tại đây bạn sẽ được gặp gỡ với bậc cha mẹ có hoàn cảnh tương tự, chia sẻ và cùng nhau học cách dạy con. Bên cạnh đó đây cũng là không gian để con được vui chơi và giao tiếp cùng các bạn giống mình, giúp con tự tin kết bạn và hòa nhập hơn.
– Cách dạy trẻ tự kỷ biết nói nhờ công nghệ
Công nghệ với các phương pháp giáo dục trực quan sẽ giúp bạn dạy con tự kỷ được dễ dàng hơn. Hơn nữa những bài học sinh động cũng giúp con cảm thấy vui vẻ, hào hứng hơn. Hiện nay đã có khá nhiều ứng dụng và trò chơi được phát hành riêng cho trẻ tự kỷ giúp việc chọ của con trở nên dễ dàng hơn.
Là bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn của mình bình thường, khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhưng nếu không may con chưa được như chúng ta mong muốn thì hãy tạo cho con động lực nhiều hơn để con thay đổi và tiến bộ mỗi ngày. Đừng tự biến sự kém may mắn thành tuyệt vọng, hãy tự cứu lấy con bằng những hành động thiết thực, những cách dạy trẻ tự kỷ giao tiếp hiệu quả nhé.
Để với app học tập Táo Vàng còn được tư vấn nhiều hơn thông tin thú vị khác về kinh nghiệm dạy con. Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.
Táo Vàng Media