Một tình trạng khá phổ biến ở trẻ hiện nay tính là tình trạng chậm nói, điều này khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng bởi ngôn ngữ là phương tiện để con giao tiếp, biểu đạt cảm xúc, nhu cầu của mình. Trẻ có thể chỉ gặp tình trạng chậm nói đơn thuần, điều này không có gì đáng ngại; nhưng đôi khi chậm nói cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như mất thính giác, các vấn đề về thần kinh hoặc do rối loạn phát triển…
Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng trẻ chậm nói, biểu hiện, nguyên nhân cũng như các cách dạy trẻ chậm nói thì cùng app học tập tốt nhất Táo Vàng theo dõi ngay những thông tin được nhắc đến dưới đây nhé.
Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ bình thường
Ngôn ngữ ở trẻ sẽ phát triển qua từng giai đoạn như sau:
Từ 3 – 6 tháng: Trẻ thường chăm chú nhìn vào người nói chuyện, bị thu hút bởi nơi phát ra tiếng động. Bắt đầu nói ê a những nguyên âm.
Từ 7 – 9 tháng: Trẻ lặp lại một cách thường xuyên các âm tiết giống nhau. Biết dùng cử chỉ để thu hút sự chú ý.
Từ 9 – 12 tháng: Bé đã bập bẹ nói, cùng các cử chỉ cơ thể để thể hiện yêu cầu.
Từ 12 – 15 tháng: Trẻ đã có thể sử dụng được 7 từ hoặc nhiều hơn. Chúng muốn có được đồ vật bằng cách dùng giọng và cử chỉ để diễn đạt.
Từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 20 từ đơn hoặc hơn. Khi trẻ được 18 tháng tuổi con đã có thể nói và tự nối được hai từ với nhau. Những từ con nói dẫn có nghĩa hơn. Ở giai đoạn này bé có thể hình thành câu có trật tự, hạn chế các cử chỉ hơn.
Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Biết khoảng 25 từ, biết chào hỏi, gọi tên người hay từ chối.
Từ 2 – 3 tuổi: biết từ 50 đến 200 từ, nói nhiều hơn và có thể tự nói chuyện khi chơi 1 mình. Đến 3 tuổi con có thể nói được cụm tử có đủ chủ và vị ngữ. Trẻ biết đặt câu hỏi đơn giản như có không, ở đâu, con gì… Sau giai đoạn này sẽ tạo bước đệm để trẻ phát triển các câu phức tạp có logic…
Từ 3 – 4 tuổi: Lúc này con đã nói được các câu phức tạp, sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt. Tự kiểm soát được ngữ điệu, giọng nói và có nhiều câu hỏi như cái gì, ở đâu, tại sao…
Mục Lục Bài Viết
Trẻ chậm nói là gì? Dấu hiệu trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói được hiểu là khả năng ngôn ngữ ở con bị chậm và kém hơn với những mốc phát triển ngôn ngữ bình thường. Trẻ có thể chậm nói đơn thuần, điều này thì không có gì đáng ngại nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân nguy hiểm khác mà bạn cần biết để lựa chọn cách dạy trẻ em chậm nói thích hợp nhất.
Có 3 dạng ở trẻ chậm nói là:
- Trẻ chậm nói đơn thuần.
- Do vấn đề của cơ miệng lưỡi
- Chậm nói do gặp vấn đề về sự phát triển não bộ.
Một số dấu hiệu trẻ chậm nói mà bạn có thể quan sát được như sau:
- 2 tuổi nhưng chỉ phát âm được vài từ đơn giản
- 3 tuổi chưa nói được câu ngắn, chưa gọi được tên
- 4 tuổi chưa biết đưa ra những câu hỏi và số lượng câu nói ít hơn 8 câu
- 5 tuổi nhưng chưa biết kể lại câu chuyện
Bên cạnh đó còn thể hiện ở một số những dấu hiệu khác như:
- Luôn không vui hoặc bám mẹ và nhút nhát.
- Dễ dàng cáu giận hay khóc lóc.
- Hay dành đồ chơi với bạn hoặc đánh bạn.
- Không chơi với ba mẹ và bạn bè.
Nguyên nhân vì sao trẻ chậm nói?
Trước khi tìm hiểu về cách dạy trẻ chậm nói tại nhà thì chúng ta cần hiểu được nguyên nhân của tình trạng này. Vấn đề trẻ chậm nói xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể. Cụ thể như sau:
- Nguyên nhân thực thể: điều này xuất phát từ những vấn đề ở chính con như tại các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đảm nhiệm vấn đề về phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi… hoặc cơ quan chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não (vấn đề khiếm khuyết trong não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
- Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ gặp vấn đề tâm lý, bị sốc hay bị gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Qúa chiều chuộng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Khi nắm được những nguyên nhân gây nên tình trạng này bạn sẽ có được cách dạy bé chậm biết nói thích hợp. Bố mẹ cần chủ động hơn trong việc thúc đẩy quá trình học nói ở trẻ, đảm bảo sự phù hợp theo lứa tuổi. Bởi não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất ở thời điểm trước 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi diễn ra châm hơn. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ gặp những hạn chế nhất định.
Phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà
Với tình trạng trẻ chậm nói bạn có thể tham khảo các phương pháp dạy bé chậm nói tại nhà như sau:
– Trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Để cải thiện khả năng nói ở con, cách dạy cho bé chậm nói đơn giản nhất chính là bạn nên dành nhiều thời gian trò chuyện với con nagy cả khi con không nói được. Với trẻ sơ sinh đang bắt đầu tập nói thì bạn nên dùng những từ đơn giản để dạy con như ba, bà… sau đó con sẽ bắt chước và nói theo. Nếu con đáp lại hãy khen ngợi bé nhé, còn con không nói được thì hãy kiên nhẫn lặp đi lặp lại nhiều lần để kích thích con phát âm.
Lớn hơn chút, bạn có thể trò chuyện với con, chọn từ ngữ đơn giản, nói chậm và rõ ràng. Đừng dùng những từ ngọng để nựng bé, điều này khiến bé khó phát âm khi bắt chước lại. Khi nói bạn có thể kết hợp với động tác tay, như nhận quà dùng 2 tay, tạm biệt thì vẫy tay, hôn gió… Dành mọi thời gian ở cạnh con để trò chuyện như khi chơi với con, cho con ăn, khi tắm hay khi ru bé ngủ… Sau một thời gian bạn sẽ thấy được cải thiện rõ rệt.
– Nói với trẻ về điều bạn đang làm
Việc giải thích cho con những điều bạn đang làm cũng là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà, điều này sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và có thể gắn kết các từ với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: Mẹ lấy sữa cho con ăn nhé, mẹ con mình cùng nấu món cháo bí đỏ nhé, mẹ cùng bé đi giày rồi ra ngoài nhé… Lặp lại điều này mỗi ngày sẽ giúp vốn từ của con tăng lên đáng kể.
– Khuyến khích trẻ tự xử lý các vấn đề
Đây cũng là một trong các phương pháp dạy trẻ chậm nói. Mặc dù trẻ nói chậm và khó diễn tả hết mong muốn nhưng con có thể dùng thái độ, cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp đúng không nào. Nếu trẻ muốn cái gì đó, bạn hãy để con tự mình làm. Như việc lấy đồ chơi nào đó, hãy để bé tự xoay xở chứ đừng giúp con lấy ngay.
– Đừng bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Khi mới tập nói, trẻ thường phát âm không chuẩn, đôi khi còn ngọng líu lưỡi. Lúc này đừng bắt chước cách nói ngọng của con, điều này vô tính tạo ra thói quen khó sửa, làm con nói sai, nói ngọng lâu hơn.
– Tạo môi trường để trẻ được thể hiện khả năng nói
Điện thoại hay tivi không thể giúp con nói chuyện mà chỉ có bạn bè cùng trang lứa, anh chị em trong nhà mới làm được điều này. Vậy nên ở cách dạy cho trẻ chậm nói này bạn hãy tạo điều kiện để con được chơi cùng bạn bè nhiều hơn như đưa bé đến nhà văn hóa, đến lớp học. Con được tiếp xúc làm quen với các bạn mới sẽ nhanh nhẹn, dạn dĩ, hơn, cũng có thêm nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.
– Đọc sách cho trẻ nghe
Có thể nói sách chính là liều thuốc thần kỳ với trẻ chậm nói, là cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói mà bạn nên áp dụng sớm. Khi ôm con trong lòng, đọc cho con nghe những câu chuyện thú vị, những vần thơ ngộ nghĩnh, sẽ giúp con có thêm nhiều từ mới, vần điệu mới. Khi đọc sách cùng trẻ, bạn nên chọn những quyển có màu sắc tươi sáng, hình ảnh sinh động để trẻ cảm thấy thích thú hơn.
– Hát cho con nghe
Thường xuyên ca hát cho con nghe những bài hát thiếu nhi cũng là cách dạy nói cho trẻ chậm nói, giúp trẻ ghi nhớ thêm từ mới. Cùng với giai điệu tươi vui sẽ giúp trẻ học từ mới đơn giản, hiệu quả hơn. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói mang đến nhiều hiệu quả mà các chuyên gia nhi khuyến khích bạn nên sử dụng.
Trong phương pháp dạy cho trẻ chậm nói, đừng ép buộc khi trẻ không thích và cũng đừng quên khen ngợi thì con phát âm được từ mới. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân trẻ chậm nói xuất phát từ vấn đề tâm lý, bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm. Ở một số trường hợp nguyên nhân chậm nói có thể nằm ở vấn đề thính giác, thăng lưỡi thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Ở trước 5 tuổi, việc điều trị cho con vẫn rất khả quan. Trong tình huống xấu nhất con không thể nghe thì vẫn có thể dùng đến máy trợ thính.
Thông qua nội dung bài viết bạn đọc đã dễ dàng biết được về tình trạng trẻ chậm nói cũng như có được hướng dẫn cách dạy trẻ chậm nói nhanh chóng, hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin có trong bài viết sẽ đem đến cho bạn kinh nghiệm hữu ích trong chăm sóc và dạy dỗ con cái. Nếu còn cần tư vấn thêm thông tin nào khác về các kinh nghiệm dạy con có thể để lại lời nhắn với Táo Vàng, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất.
Táo Vàng Media