Mục Lục Bài Viết
Đại dịch đã lấy đi của chúng ta những gì?
Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, hàng nghìn trẻ em bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi, không nơi nương tựa. Chưa kịp nhìn thấy bóng dáng lần cuối của ba mẹ trước lúc ra đi, các em đã phải tự mình lau nước mắt và tự đứng lên sau những bi kịch nghiệt ngã đầy đau thương.
Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng nghìn người rời tâm dịch nối đuôi nhau về quê. Xót xa cảnh những đứa trẻ vật vờ ngủ gật trong lòng cha mẹ. Một cuộc “hồi hương” đầy trắc trở và bất đắc dĩ. Với họ, đường về nha chưa bao giờ xa xôi đến vậy.
Dịch bệnh không chỉ làm kiệt quệ nền kinh tế nước nhà mà còn khiến hàng triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp, lầm than. Làm chao đảo đến miếng cơm, manh áo của người lao động, đặc biệt là người nghèo. Cuộc sống trước nay của họ đã vốn khó khăn nay lại càng thêm phần vất vả. Đại dịch đã lấy đi của chúng quá nhiều!
Cuộc chiến với Covid-19 còn dài và bao câu chuyện chưa kể
Cuộc chiến này đâu phải của riêng ai. Vậy mà những chú bộ đội cụ đồ, các chiến sĩ công an vẫn không một lời than trách. Vẫn xông pha trên tuyến đầu, không ngại khó khăn, vào tâm dịch để chi viện cho đồng bào. Chăm lo từng viên thuốc đến miếng ăn, giấc ngủ, là chỗ dựa vững chắc cho nhân dân với tinh thần bất diệt “vì nước quên thân”, “vì nhân dân phục vụ”.
Họ chính là những tình nguyện viên bản lĩnh xung phong truy vết và khoanh vùng ổ dịch. Dù nắng hay mưa họ vẫn chịu khó đến tận đêm khuya để lấy mẫu dịch cho người dân.
Đã có những người lính phải tạm gác lại hạnh phúc trăm năm vì nhiệm vụ thiêng liêng của tổ quốc. Nhiều người phải xa gia đình lâu ngày, chuyện con cái, cha mẹ già nhờ một tay người vợ chăm lo, chu toàn. Đặc biệt, có những người lính đang làm nhiệm vụ tại nơi phòng chống dịch, nhận tin cha, mẹ mất cũng không thể về. Họ lặng lẽ nhìn tấm di ảnh đấng sinh thành qua chiếc điện thoại và thắp nén nhang tưởng nhớ tiễn biệt.
Thật tự hào với hình ảnh biết bao người lính đang bám trụ, “ăn lán ngủ rừng” nơi biên cương xa xôi đầy gian khổ. Trải dài trên khắp dải đất hình chữ S, những người lính canh vẫn luôn đứng giữa ngã tư đường để kiểm soát và nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm lệnh giãn cách.
Giữa vòng xoáy của dịch, những tình huống, những câu chuyện xử lý vừa có lý, có tình của các chiến sĩ khi thực hiện nhiệm vụ đã làm nhiều người xúc động. Dù mồ hôi ướt đẫm lưng nhưng các anh vẫn mang vác từng bao gạo, túi rau,… chuyển đến cho người dân gặp khó khăn.
Trận chiến không một tiếng súng chỉ có tiếng máy thở thổi đều
Những mất mát trong trận đại dịch này không chỉ được biết qua các con số, những ca tử vong, những câu chuyện buồn mà còn có sự hy sinh lặng thầm chỉ người trong cuộc mới hiểu được.
Dù ở thời bình, nhưng họ vẫn phải chiến đấu, khoác lên mình bộ đồ bảo hộ đến nghẹt thở. Đối mặt với tử thần mỗi ngày để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Những ngày quên ăn, những đêm thức trắng và có nguy cơ bị phơi nhiễm bất kỳ lúc nào.
Tại các khoa cấp cứu, chỉ có âm thanh phát ra từ máy móc để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Tiếng leng keng của những bình oxy va đập vào nhau khi di chuyển. Tiếng những chiếc máy thở thổi đều đều làm ai nghe qua cũng phải rùng mình bất an. Bóng áo đồ bảo hộ xanh, trắng của các y bác sĩ, tất bật, hối hả đi lại bất kể ngày hay đêm. Những cuộc điện thoại cứ reo vang liên tục từ chiếc máy bàn. Bức tranh hiện thực nhất, trần trụi nhất về một trận chiến không súng.
Trên trận chiến với Covid-19, những chiến sĩ áo trắng gan dạ, can trường nhưng mang trong mình là những nỗi đau giằng xé. Có nỗi day dứt nào bằng nỗi nhớ con khôn nguôi, nhưng phải gói ghém trong lòng vì công việc chung. Ai cũng chỉ mong đại dịch mau qua để gia đình nhanh chóng được đoàn tụ, sum vầy.
Có nỗi buồn nào bằng khi không nhận được sự tôn trọng từ các bệnh nhân mình chăm sóc. Đôi lúc họ có hành vi chống đối, cộc cằn, nóng nảy, thậm chí quát mắng. Nhưng các thiên thần áo trắng vẫn luôn kiên nhẫn, chịu khó xem bệnh nhân như người nhà. Bởi vì bệnh nhân đó đáng thương hơn đáng trách khi họ phải cách ly, điều trị trong một thời gian dài nên rất dễ bị khủng hoảng tâm lý.
Có niềm hạnh phúc nào bằng mỗi khi nhìn thấy người bệnh được cai máy thở và từng bước khỏe mạnh hơn. Họ không cần hỗ trợ thở oxy, có thể tự di chuyển, lo cho bản thân. Điều đơn giản trong cuộc sống thường ngày lại trở thành hiếm hoi khi đại dịch ập đến. Mỗi bệnh nhân được xuất viện chính là trái ngọt mà đội ngũ nhân viên y tế điều mong mỏi.
Nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng vì bình yên của người dân Việt mới xứng để các anh chị hy sinh, đánh đổi nhiều thứ đến thế. Mỗi khi đất nước cần, các y, bác sĩ lại tự nguyện khăn gói cấp tốc lên đường.
Tập đoàn Táo Vàng dành tặng 10000 phần quà trị giá 13 tỷ đồng cho tiền tuyến
Khi con người lo sợ tìm nơi “ẩn náu” thì những chiến sĩ lại sẵn sàng lao vào vùng dịch. Trước những thử thách, họ trở nên kiên cường hơn để bảo vệ cho người khác. Họ thật lạ, luôn làm những chuyện “ngược với đời”, ngược với những người xung quanh. Nhưng lại thuận theo lý lẽ của con tim để trở thành những người hùng phi thường. Thật đáng khâm phục, những lời cảm ơn dường như quá đỗi bình thường so với những hy sinh của những người anh hùng nơi tuyến đầu.
Thật may mắn khi được sống và làm việc trong vùng an toàn, được hỗ trợ và được trang bị đầy đủ kiến thức phòng chống dịch. Táo Vàng vô cùng cảm kích tấm lòng, sự hy sinh cao đẹp của đội ngũ y bác sĩ, chiến sỹ, tình nguyện viên đã tham gia phòng, chống dịch.
Và nếu chúng ta gọi họ là “anh hùng” chống Covid thì những đứa con nhỏ nơi hậu phương của họ xứng đáng là “dũng sĩ” kiên cường. Hơn ai hết, chính các em là người chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Vì Covid, chẳng còn bữa cơm mẹ nấu mỗi ngày, vì covid, lời cha dặn dò hỏi thăm cũng trở nên thiếu vắng. Những tháng ngày này, các em bị tước đi niềm hạnh phúc đơn giản mà mọi đứa trẻ đều có quyền được hưởng. Các em bắt buộc phải “trưởng thành” hơn, thay cha mẹ chăm sóc em nhỏ, quán xuyến việc nhà… Tất cả chỉ vì “con ngoan để cha mẹ yên tâm chống dịch”
Với mong muốn sẻ chia và tiếp thêm sức mạnh cho các “chiến sĩ”, “dũng sĩ” ấy, để yêu thương hóa thành hành động, để những chiến sĩ tuyến đầu an tâm dồn toàn lực chiến đấu với dịch bệnh. Tập Đoàn Táo Vàng xin được dành tặng cho những y bác sĩ, những chiến sĩ đang tham phòng chống dịch và các em nhỏ mồ côi trong đại dịch, 10000 combo Táo Vàng dành cho cả gia đình. Đây chính là bộ giải pháp giúp con tự giác rèn luyện những thói quen tích cực khi không ở gần cha mẹ và giúp cha mẹ gia tăng sự kết nối với con trẻ dù đang công tác ở xa. Và là công cụ hiệu quả giúp chữa lành những tổn thương cho các bé. Các con sẽ được tiếp thêm sức mạnh để các “siêu nhân tí hon” có thể vững vàng đối mặt với những khó khăn phía trước.
- Combo sẽ bao gồm bộ video và audio kid thay cha mẹ thủ thỉ những lời yêu thương với con mỗi tối đồng thời chữa lành những cảm xúc mất mát trong con.
- Hành trình 30 ngày kết nối cùng con vạch ra một lộ trình đơn giản để tạo sự gắn kết giữa các thành viên dù đang ở xa nhau.
- Thiệp yêu thương là góc nhỏ để các con có thể gửi những lời yêu thương đến cho ba mẹ, và người lớn cũng dành cho con những câu hỏi thăm, động viên.
Những phần quà nhỏ chưa bao giờ là đủ đối với sự hy sinh của những anh hùng thầm lặng. Nhưng Táo Vàng luôn mong muốn được san sẻ phần nào cùng các anh chị chiến sĩ, cùng đoàn kết, chung tay đánh thắng trận đại dịch này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân chân thành nhất đến những cống hiến quên mình của tất cả các anh chị.
Táo Vàng Media