Nuôi dạy và giáo dục một đứa trẻ luôn là vấn đề nan giải, khiến cho các bậc cha mẹ cực kỳ lo lắng, trăn trở. Không phải cách dạy con ở lứa tuổi nào cũng giống nhau, hay chỉ áp dụng một cách thức để dạy con trong mọi giai đoạn phát triển, mà đòi hỏi ở cha mẹ sự linh hoạt ở từng độ tuổi con. Ví dụ như ở độ tuổi lên 8, các con bắt đầu mong muốn tự lập nhiều hơn, lúc này mẹ cũng cần hiểu để có được phương pháp thích hợp để kích thích trẻ.
Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về tâm lý trẻ 8 tuổi cũng như có được cách thức dạy con đúng đắn trong giai đoạn này hay chưa? Nếu vẫn còn mơ hồ thì đừng bỏ lỡ những thông tin được nhắc đến dưới đây nhé, app học tập hiệu quả Táo Vàng sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về nội dung này.
Mục Lục Bài Viết
Sự phát triển về thể chất của bé 8 tuổi
Chiều cao của bé:
Bé gái: 122,2 – 129,3cm; trung bình là: 126,6cm
Bé trai: 124 – 130,1cm; trung bình khoảng: 127,3cm
Cân nặng của bé:
Bé gái: 19,9 – 26,2kg, trung bình tầm: 25 kg
Bé trai: 20,6– 27,3kg; trung bình khoảng: 25,4kg
Đối với em bé độ tuổi lên 8, sự phát triển thể chất có liên quan rất nhiều đến việc hoàn thiện những kỹ năng, sự phối hợp và kiểm soát cơ bắp hơn là về những thay đổi lớn. Chúng bắt đầu giống như một đứa trẻ lớn, nhưng phần lớn thì còn khoảng vài năm thì chúng mới bước đến giai đoạn dậy thì.
Tâm lý trẻ em 8 tuổi về sự phát triển trong tính cách
Trong sự phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi thì lúc này con thường có suy nghĩ rằng mình đã biết nhiều điều, ứng xử như người biết tất cả mọi thứ. Trẻ bắt đầu chỉ trích người khác, thích tranh luận, có hành động thô lỗ, hay cáu giận với mọi người xung quanh. Đây có thể nói là sự hình thành tâm lý trẻ lên 8 tuổi bình thường, và cha mẹ cần quan tâm để giáo dục tính cách cho con.
Trong giai đoạn này, con cũng có sự phát triển nhận thức chủ quan, chúng cũng dần nhận ra những sự khác biệt giữa cảm xúc bên trong và biểu hiện bên ngoài. Bố mẹ nếu quan sát ký có thể thấy con không phải lúc nào cũng kiểm soát tốt những cảm nhận về bản thân và mọi người. Biểu hiện nổi bật của tình trạng này đó là: con khóc lóc hoặc tỏ ra bất cần khi làm sai và bị trách mắng, thích đổ lỗi cho người khác khi gặp điều tồi tệ hay là trẻ cảm thấy thiếu thốn…
Những chuyển biến về mặt tình cảm của trẻ 8 tuổi
Ở độ tuổi này các trẻ có xu hướng bao dung và thông cảm cho mọi người. Chúng sẽ nhanh chóng chơi thân với những người mà tiếp xúc thường xuyên như bạn hàng xóm, bạn cùng bàn… Tuy nhiên đôi khi cũng xuất hiện tình trạng cãi vã, tranh luận, thậm chí là đánh nhau với bạn vì mỗi người có một quan điểm riêng và cho rằng mình đúng. Tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng chơi lại với nhau vì không giận lâu được.
Những điều này là sự thay đổi tâm lý trẻ 8 tuổi phổ biến, vì thế cha mẹ đừng nên can thiệp quá sâu vào sự phát triển tình cảm của con. Nhưng cha mẹ hãy đồng hành để luôn cho con sự định hướng đúng đắn nhé.
Tâm lý trẻ lên 8 tuổi trong thay đổi về sở thích
Trong tâm lý trẻ em 8 tuổi, thì sở thích của con nhất là trong việc hoạt động nhóm sẽ tùy thuộc trên tính cách cá nhân, là hướng ngoại hay hướng nội. Với những em bé hướng nội thì con thường không mong muốn tham gia nhiều hoạt động nhóm, trẻ muốn chơi 1 mình nhiều hơn. Nhưng các em hướng ngoại thì ngược lại, thích hoạt động tập thể, không muốn ngồi lâu 1 mình.
Với nội dung này thì mẹ nên giúp con có được thời gian biểu cụ thể cho các sở thích hoạt động để đảm bảo phù hợp sức khỏe và việc học của mình.
Sự phát triển tính kỷ luật trong tâm lý trẻ 8 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu cảm nhận được động lực về những việc làm của người xung quanh, cùng lúc đó trẻ còn có thể đánh giá về chính bản thân mình khi so sánh với người khác. Điều này đã giúp các em bé 8 tuổi hiểu được lý do về việc mình làm ảnh hưởng đến mọi người; cho nên chúng luôn mong muốn biết điều gì đúng, điều gì sau. Lúc này con cũng biết thông cảm cho những việc làm sai của người khác.
Trẻ ở độ tuổi lên 8 thì cha mẹ cũng nên có thái độ nghiêm khắc, kỷ luật hơn với trẻ, bên cạnh đó bạn cũng nên lắng nghe mong muốn của con và để con biết về hậu quả khi không nghe lời. Mẹ nên giải thích rõ để con hiểu có những hành vi tốt được khen và đương nhiên cũng có sẽ có những hành vi bị phạt. Đây là giai đoạn mà cha mẹ nên dạy dỗ đúng hướng để con có kỷ luật; tuy nhiên vẫn có sự thoải mái chứ không bị gò bó, kiểm soát. Trong việc tìm hiểu tâm lý trẻ em 8 tuổi cũng như dạy con thì rất cần những cuộc nói chuyện nhỏ để cả cha mẹ và con trẻ đều hiểu nhau hơn.
Nên dạy trẻ 8 tuổi thế nào để trẻ phát triển hoàn hảo
Qua những thay đổi tâm lý trẻ em 8 tuổi khá rõ ràng, các bậc cha mẹ cần phải dành thêm thời gian để tìm hiểu về con, đồng thời chọn những cách dạy con phù hợp, khoa học. Điều này sẽ giúp con dễ dàng chia sẻ và có được phát triển toàn diện. Một số nội dung mà mẹ nên dạy cho con để phù hợp với sự thay đổi tâm sinh lý bé gái 8 tuổi này là:
– Sự tự lập: Với những biển chuyển trong tâm lý trẻ lên 8 tuổi thì tự lập là một nội dung giáo dục cần thiết. Dù con đã có những hành động mang tính chủ động hơn nhưng lại không thường xuyên, mang tính ngẫu hứng nên cha mẹ hãy thực sự quan tâm đến việc rèn tính tự lập để hình thành cho con thói quen.
– Dạy trẻ làm việc nhà: Bên cạnh những việc con biết thì bố mẹ hãy dạy con cách làm những công việc nhà nữa nhé, từ việc đơn giản đến phức tạp như: lau nhà, nấu cơm, rửa bát… Những việc này cũng giúp ích không nhỏ trong việc hình thành ở con sự tự lập.
– Dạy con chi tiêu hợp lý: lúc này các bạn nhỏ đã bắt đầu biết tiêu tiền, dùng tiền mua món này món kia. Nhưng nếu không được chỉ dẫn thì con sẽ không biết cách chi tiêu, tiêu bừa bãi dẫn đến hậu quả không hay.
– Dạy trẻ tư duy logic: Trẻ thông minh cần đảm bảo cả về chỉ số EQ và IQ. Vì thế mà cha mẹ cũng nên phát triển cho trẻ tư duy logic, khả năng đánh giá vấn đề nào đó dưới một góc nhìn khách quan và sâu sắc hơn. Để khi xuất hiện vấn đề trẻ có thể nhanh chóng xử lý mà không cần phụ thuộc vào người xung quanh.
– Khuyến khích con thường xuyên vận động: Trong tâm sinh lý bé trai 8 tuổi, thì độ tuổi mà cơ thể phát triển, cho nên vận động thường xuyên với các môn thể thao như: thể dục, bơi lội, bóng chuyền, chạy bền… là cần thiết. Điều này giúp tăng khả năng chịu đựng và độ bền bỉ ở các con, giúp con phát triển về chiều cao, cân nặng, sức đề kháng.
– Dạy kỹ năng cách giao tiếp: kỹ năng giao tiếp là điều quan trọng trong cuộc sống. Dù lớn hay nhỏ cũng cần có được kỹ năng. Vậy thì hãy trang bị cho con kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ cho sự phát triển của bé sau này.
Với những thông tin được nhắc đến thì bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm tâm lý trẻ 8 tuổi cũng như có thêm những tư vấn chi tiết về cách dạy con. Hãy áp dụng những cách này để có được hiệu quả tốt nhất trong nuôi dạy những em bé 8 tuổi của mình nhé. Thường xuyên ghé đến trang Táo Vàng của chúng tôi để có được thêm nhiều nội dung hữu ích về cách dạy con hiệu quả nhé.
Táo Vàng Media