Thật vậy, với nhiều năm kinh nghiệm của một KLGTG Trần Quốc Phúc chính là “bậc thầy” trong việc giảng dạy, đào tạo và cung cấp giải pháp giáo dục toàn diện hàng đầu dành cho trẻ, đồng thời giúp các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ.
Vậy nhân cách là gì? Chúng được hình thành và phát triển ra sao? Hãy cùng đón xem ở bài viết này để hiểu rõ hơn về tâm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho trẻ cũng như ứng dụng học tập Táo Vàng sẽ giúp bạn giáo dục con trẻ như thế nào?
Mục Lục Bài Viết
Đâu là yếu tố hình thành nên thành nên nhân cách của trẻ?
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, con người chúng ta sẽ bắt đầu trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau để phát triển đến khi lớn lên mỗi người chúng ta sẽ hình thành một tính cách riêng và tố chất cũng khác nhau vậy đâu là những yếu tố chính để hình thành nên nhân cách của một con người từ khi còn là một đứa trẻ.
Nhân cách là gì?
Bạn có thể hiểu ngắn gọn nhân cách chính là tổ hợp các yếu tố tinh thần, tính cách của con người, đó là giá trị bên trong của mỗi con người. Một người có nhân cách tốt có nghĩa là tính cách của họ cũng sẽ tốt cũng giống như họ có một tinh thần lạc quan yêu đời.
Để có một nhân cách tốt, các bậc làm cha mẹ cần có cho mình những phương pháp giáo dục nhân cách hoàn hảo có thể là bằng những quyển sách giáo dục nhân cách hay các phương pháp thực hành,… và nhân cách của con trẻ sẽ được hình thành thông qua những yếu tố như sau:
Những yếu tố hình thành nên nhân cách con trẻ
Môi trường sống
“Gia đình là nền móng của xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt” câu nói này có quen thuộc, đúng vậy đây là một câu nói của Hồ Chủ Tịch.
Trong một gia đình có những thành viên chung sống với nhau, trách nhiệm của bố mẹ là giáo dục con cái, các anh chị trong gia đình phải biết bảo ban em.
Một đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài môi trường mà chúng tiếp xúc chính vì thế ngay từ khi chúng còn nhỏ các gia đình hãy tạo một môi trường sống lành mạnh cho trẻ.
Di truyền
Một yếu tố có lẽ khá ít ai nghĩ đến khi nhắc đến vấn đề nhân cách của trẻ đó chính là yếu tố di truyền, chất xám cũng như sự thông minh và tính cách của con cái có một phần rất giống bố mẹ, bởi đây là một yếu tố quyết định trong gen di truyền, tuy đây là yếu tố mặc định nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong tổ hợp cấu thành nên nhân cách của trẻ.
Giáo dục
Các chuyên gia nhận định răng “giáo dục là hết sức quan trọng, giáo dục tốt thì trẻ mới phát triển toàn diện được chính vì thế phải rất chú trọng vào mảng này”
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú trọng đến việc giáo dục con cái, tìm ra những phương pháp giáo dục phù hợp để giúp con em mình phát triển toàn diện tốt về tính cách giỏi về trí tuệ.
Ứng dụng học tập từ Táo Vàng là một gợi ý khá hữu hiệu dành cho bạn ngay lúc này, với những bài học thú vị mà “nhà” Táo Vàng mang đến chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhỏ
Việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho trẻ trong các giai đoạn đầu đời có ý nghĩa hết sức quan trọng để hình thành nên nền tảng đạo đức của trẻ về sau.
Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết lứa tuổi mầm non, ở trẻ đã đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách. Những sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ về sau đều mang rõ những dấu ấn của thời ấu thơ.
Vì lẽ đó, mà việc giáo dục nhân cách cho trẻ ở giai đoạn mang ảnh hưởng nhất định về sự phát triển của trẻ sau này, mỗi cách giáo dục sẽ tạo cho trẻ những nhân cách tương ứng.
Giáo dục nhân cách qua những hoạt động trong ngày của trẻ
Thông qua việc đưa đón trẻ đi học, các hoạt động học tập hay vui chơi diễn ra cả ngày. Qua đây be mẹ có thể giúp trẻ xây dựng những giá trị đạo đức. Như chào hỏi, dạy trẻ cách biết quan tâm, tự tin hơn và đặc biệt là tôn trọng mọi người. Biết cách yêu thương bản thân mình và người khác. Từ đó hình nên tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật. Chào hỏi cũng là một trong các hoạt động giáo dục nhân cách cần thiết và quan trọng cho trẻ.
Các hoạt động vui chơi giải trí
Vui chơi chính là hoạt động chủ đạo khi các con còn ở lứa tuổi mầm non hay tiểu học. Tâm lý cũng như tính cách trẻ sẽ dần hình thành và thể hiện thông qua các trò chơi. Vì vậy trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ, trò chơi chính là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất.
Có thể lấy ví dụ như khi trẻ tranh đồ chơi của bạn, ba mẹ có thể giải thích với trẻ “việc giật đồ chơi là không nên, nếu con thích chơi con có thể hỏi mượn bạn” Từ đó, có thể giúp con hiểu hơn về việc tranh giành là không đúng, thấm sâu hơn vào tiềm thức của trẻ.
Thông qua lao động giúp trẻ hình thành nhân cách
Ngoài ra việc cho trẻ lao động với những hoạt động vừa sức đây cũng là những phương tiện giáo dục đạo đức dành cho trẻ.
Thông qua lao động từ đó sẽ giúp hình thành cho trẻ những mầm mống vững chắc trong phẩm chất của người lao động. Nhờ đó mà trẻ sẽ tự giác khi có tinh thần trách nhiệm, nếu các bé còn nhỏ, ba mẹ có thể giao những công việc như lau bàn, thu dọn đồ chơi, xếp gọn mền gối khi ngủ dậy,… Những việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp các bé cảm thấy mình tốt hơn, bên cạnh đó cũng sẽ biết quan tâm tới người khác.
Hoạt động học tập giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện
Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua những hoạt động học tập và nhận thức. Trẻ sẽ dần hình thành những kỹ năng, đặc biệt là biết phân biệt đúng sai. Xây dựng cho trẻ những tri thức cần thiết về thế giới xung quanh. Rèn luyện ý thức kỷ luật. Biết chủ động tự lực vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn có thể tham khảo thêm những quyển sách giáo dục nhân cách cho trẻ cùng với ứng dụng học tập Táo Vàng, không những giúp xây dựng nhân cách cho con trẻ mà còn giúp cho những người lớn muốn khám phá bản thân mình.
Ứng dụng học tập Táo Vàng hướng đến việc giáo dục nhân cách cho con trẻ
Hiểu được những khó khăn của quý phụ huynh trong việc tìm ra phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ, với kinh nghiệm và kiến thức mình có, đồng thời là sự hỗ trợ từ nhiều công sự, ứng dụng học tập Táo Vàng chính là “cái nôi” giúp ba mẹ có thể có phương pháp giáo dục con trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Giáo dục nhân cách con trẻ từ ứng dụng học tập Táo Vàng
Ứng dụng Táo Vàng cung cấp một lộ trình chi tiết kết hợp với hướng dẫn cụ thể, thúc đẩy nhanh quá trình rèn luyện 50 phẩm chất của người thành công, tích lũy tài sản thịnh vượng của những người giàu có bền vững thông qua việc chăm sóc 4 chiếc lọ: Phúc đức, Trí tuệ, Biết ơn, Tài chính.
Một lộ trình chuẩn giúp phát triển nhân cách cho trẻ, xây dựng thói quen tích cực cho trẻ lẫn ba mẹ.
Với những thông tin mà mình vừa chia sẻ đến các bậc phụ huynh hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho con trẻ từ những năm đầu đời.
Đặc biệt hơn hết, chính là quyển sách giáo dục nhân cách “Bí mật con trẻ” mà mình giới thiệu, có thể nói những bí quyết, các cách thực hiện giáo dục nhân cách cho trẻ,… đều được chứa đựng trong từng trang sách mà KLGTG Trần Quốc Phúc đã tìm tòi, nghiên cứu và chắt lọc nên.
Pingback: Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non và những điều mà cha mẹ nên biết
Pingback: Cách tạo hứng thú học tập cho trẻ giúp con ham học hiệu quả