7+ Cách kiềm chế cơn nóng giận với con để trở thành mẹ khoan dung

Trước vô vàn những áp lực trong cuộc sống, trong xã hội, trong gia đình, có nhiều bà mẹ không kiềm chế được cơn nóng giận mà có lúc to tiếng, quát tháo hay thậm chí là đánh con? Nhiều mẹ cũng hiểu được là việc nổi giận này sẽ đem đến hậu quả không tích cực, nhưng đứng trước con “tăng xông” thì phải xử lý như thế nào để có thể nhanh chóng bình tĩnh để tránh gây tổn thương cho con.

Vậy làm sao để kiềm chế cơn giận với con? Ở nội dung này Táo Vàng giới thiệu đến bạn nội dung này, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin về các cách kiềm chế cơn nóng giận với con hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé.

Những hậu quả khi mẹ nổi nóng với con

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc quát tháo hay thậm chí đánh đập con là một biện pháp giáo dục nhanh chóng, hiệu quả và khiến con nghe lời. Nhưng chắc hẳn bạn đã từng nghe đến câu nói “khi ngôn từ bất lực thì bạo lực lên ngôi”, có thể nói thực tế việc quát tháo, đánh đập con là biểu hiện của sự bất lực trong cách dạy dỗ trẻ trong các gia đình.

Bạn nghĩ rằng con sẽ nghe lời của bạn sau những lần quát mắng? Đó sẽ chỉ là biểu hiện tức thời nhưng về lâu về dài thì sẽ để lại những hậu quả không ngờ nếu như bạn không kiềm chế cơn giận khi dạy con:

Những hậu quả khi mẹ nổi nóng với con

– Trẻ cũng sẽ gắt gỏng, bạo lực hơn

Việc cha mẹ quát tháo con sẽ khiến trẻ hình thành nên những hành vi chống đối. Trẻ có thể sẽ trở nên nóng tính, lầm lì và hay gắt gọng như chính bạn. Nếu bạn hay đánh con thì con cũng sẽ có những hành vi bạo lực với những người xung quanh và với cả cha mẹ vì thế mẹ hãy kiềm chế cơn giận với con.

– Tác động xấu đến phát triển não bộ

Những em bé thường xuyên bị la mắng sẽ dễ bị tổn thương não bộ, đặc biệt là ở khu vực xử lý ngôn ngữ và âm thanh. Điều này khiến cho con sẽ bị chậm phát triển tư duy hơn những em bé khác. Quan trọng hơn cả là những thông tin tiêu cực sẽ được trẻ tiếp nhận nhanh, dẫn đến những hệ quả xấu.

– Khiến trẻ nhút nhát hơn

Khi bị chỉ trích la mắng nhiều con sẽ dần đồng tình với quan điểm mà bố mẹ đưa ra, khiến con dần tự ti, rụt rè hơn. Ví dụ như khi mẹ mắng: “Sao con lại ngu ngốc thế” thì trẻ sẽ dần tin rằng bản thân kém cỏi, sau này con sẽ trở nên nhu nhược, không có chính kiến và nhút nhát.

Nguyên nhân khiến nóng giận với con

Phần lớn các bậc phụ huynh sẽ giải thích lý do rằng họ nổi nóng với con là do con trẻ quá lì, con bướng bỉnh không nghe lời, nên chỉ khi làm như vậy thì trẻ mới nghe lời cha mẹ được. Nhưng quan điểm này là hoàn toàn sai lầm rồi nhé.

Bạn nên nhớ một điều rằng con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của chính cha mẹ chúng. Tính cách của con thể hiện như thế nào chính bố mẹ là người vẽ nên chứ không phải do các con đâu nhé. Bạn hãy thử xem xét lại có phải những lúc mình nổi giận thì thật ra chính bạn cũng đang gặp vấn đề khó chịu nào đó trong lòng. Việc quát mắng đánh đập con không phải là cách giáo dục con mà là bạn đang tìm cách để trút giận. Mẹ hãy nhớ đừng biến trẻ thành thùng rác để bạn giải tỏa buồn bực, đừng truyền cho con năng lượng xấu. Vì thế hãy học cách kiềm chế cơn nóng giận với con ngay nhé.

Cách kiềm chế cơn nóng giận với con để trở thành mẹ khoan dung

7 Cách kiềm chế cơn nóng giận với con hiệu quả

Vậy làm sao kiềm chế cơn nóng giận với con? Dưới đây là một số cách kiềm chế cơn giận với con mà bạn nên áp dụng:

– Làm nhiều điều tích cực để an ủi bản thân

Khi mẹ cảm thấy không còn giữ được bình tĩnh nữa và sắp “bùng nổ” một cuộc tranh cãi nảy lửa với con thì hãy lặp lại những cụm từ có thể xoa dịu để mẹ có thể xua tan cơn nóng giận. Hãy tự nói với bản thân mình rằng “mọi việc sẽ nhanh qua thôi” để giúp mẹ cảm thấy kiềm chế cơn giận với con được tốt hơn.

– Tạm dừng cuộc tranh luận với con của bạn

Khi mẹ cảm thấy khó khăn thì hãy dừng lại cuộc tranh luận với con thay vì cố gắng tìm hiểu xem con đang phạm lỗi gì, nghiêm trọng ra sao. Việc tạm dừng lại cuộc tranh luận sẽ giúp cho mẹ có thêm thời gian để điều tiết cảm xúc của chính mình, xem xét kỹ lưỡng ở nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định để phạt con.

– Tìm hiểu về nguyên nhân tại sao con làm điều đó

Khi bố mẹ tức giận, bạn khó có thể nhìn nhận vấn đề ở mọi góc độ nhất là ở phương diện của con. Tuy nhiên, bạn hãy dành một khoảng thời gian nhỏ để tìm hiểu vì sao mà con lại hành động như thế, điều gì dẫn đến sự bộc phát của con. Điều này sẽ giúp cho mẹ hiểu hơn về con mình và có được những phản ứng tốt hơn khi xảy ra những tình huống tranh cãi.

– Đặt câu hỏi vì sao mình lại tức giận

Trong khi mẹ nổi giận thì phần lớn những cảm xúc tiêu cực sẽ phát sinh, nếu bố mẹ dừng lại một chút và ngẫm nghĩ về việc “Vì sao mình lại nối giận” hay” Mình nổi giận có ích gì không?, việc mẹ nhận thức được những điều mình đang làm cũng tác động rất lớn giúp cơn giận nhanh chóng được hạ nhiệt, tạo động lực cũng như điều kiện tốt nhất để hàn gắn mối quan hệ giữa gia đình.

Cách kiềm chế cơn nóng giận với con

– Mẹ nên mỉm cười với trẻ nhiều hơn

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng chính nụ cười sẽ giúp giải phóng những hormone như endorphin, đây là một loại hormone đem đến cảm giác dễ chịu cho cơ thể. Vì thế khi mẹ mỉm cười với con nhiều hơn có thẻ tạm thời xoay chuyển tình hình và cách kiềm chế cơn tức giận với con này sẽ giúp phá vỡ bầu không khí căng thẳng để mẹ nhanh “hạ hỏa” và sắp xếp lại suy nghĩ của mình.

– Đặt ra một số quy tắc cho con

Một cách kiềm chế cơn giận để không đánh con chính là đặt ra những quy tắc trong gia đình, điều này sẽ là một cách để con hạn chế phạm lỗi, cũng như giúp đơn giản hóa mọi thứ khi tình hình hỗn loạn xảy ra. Mẹ nên đặt ra những quy tắc và những hình phạt cụ thể nếu trẻ mắc lỗi và có hình thức khen thưởng khi con làm điều gì đó tốt đẹp. Tuy nhiên hình phạt cần hợp lý, tránh việc lạm dụng những hình phạt khiến con chai lì.

– Chia sẻ với người chồng hoặc người thân

Đôi khi trong cuộc sống, người phụ nữ chính là người chủ đạo trong việc nuôi dạy và chăm sóc con trong gia đình, điều này khiến cho người làm mẹ phải chịu nhiều áp lực từ ông bà, gia đình và từ chính mình. Và nhiều mẹ hay bực tức, nổi nóng. Một kiềm chế cơn nóng giận với con chính là bạn nên chia sẻ với người chồng của mình để có được sự hỗ trợ kịp thời, bởi thực tế trẻ sẽ có xu hướng nghe lời bố hơn mẹ của chúng.

Hoặc bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc người thân để nhận được những lời khuyên tích cực về những cách dạy con khoa học nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về những nguyên nhân, cách kiềm chế cơn nóng giận với con. Hy vọng những thông tin này sẽ đem đến cho bạn những lời khuyên hữu ích để dạy con được dễ dàng hơn. Còn cần tư vấn thêm thông tin nào khác về những kinh nghiệm để dạy con thì hãy liên hệ với Táo Vàng để được giải đáp thêm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ấn để gọi ngay!
0906 639 715
Nhắn tin Zalo
Fanpage Táo Vàng
Sự kiện
ĐANG DIỄN RA