Bí kíp giúp bố mẹ ứng phó với trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

Khủng hoảng tuổi lên 3 là cách gọi chung của cuộc khủng hoảng tâm lý ở trẻ, đây là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển tâm trí ở con trẻ. Tình trạng này thường kéo dài từ nửa cuối năm thứ 3 đến nửa đầu năm thứ 4 trong cuộc đời của con, với mức độ và cường độ khác nhau ở từng trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm tính, con có thể trở nên bướng bỉnh hơn, cọc cằn hơn. Và những điều này khiến cho các bậc cha mẹ cực kỳ lo lắng cũng như mệt mỏi.

Ứng xử hợp lí với tình trạng khủng hoảng tuổi lên ba đòi hỏi các bậc phụ huynh phải hiểu được vấn đề con đang gặp phải là gì. Từ đó lựa chọn ra phương pháp thích hợp để giao tiếp, định hướng, giáo dục con được hiệu quả nhất. Để tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về “bài toán khó” này cũng như có được “lời giải” chính xác mời bạn đọc cùng app học tập hiệu quả Táo Vàng theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Nhiều bố mẹ cảm thấy khá nghiêm trọng khi nhắc đến tình trạng “khủng hoảng” ở trẻ. Nhưng bạn nên biết đây chỉ là một bước ngoặt trong quá trình phát triển tinh thần bình thường ở con trẻ. Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu? Thường nó sẽ kéo dài từ nửa cuối năm 3 tuổi đến giữa năm 4 tuổi.

Chúng sẽ trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như thế vào những thời điểm mới sinh, 1 tuổi, 3 tuổi, 13 tuổi hay 17 tuổi… Tất cả những điều “bất thường” diễn ra ở con thực chất chỉ là dấu hiệu để báo trước cho một sự thay đổi nào đó về cách nhìn nhận vấn đề ở con trẻ.

Ở giai đoạn độ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ về nhận thức, con thường bắt chước người lớn và có nhiều hơn nhu cầu về giao tiếp. Khả năng suy nghĩ còn chưa phát triển, trẻ muốn nói cho cha mẹ hiểu nhưng diễn đạt chưa đến đã nảy sinh ra các mâu thuẫn. Các bé có cảm giác bản thân mình là cá thể riêng biệt, khác với người khác. Bé cũng tự chủ hơn, đòi hỏi việc được mình làm việc này việc kia mà không cho cha mẹ giúp đỡ. Hiện tượng này ngoài ý nghĩa trẻ muốn tự chủ còn thể hiện mong muốn tách ra khỏi người lớn ở con. Và đây đương nhiên là điều mà không bậc cha mẹ nào thích. Có lẽ cha mẹ cũng chưa chuẩn bị tinh thần cho con tự chủ, từ đó dẫn đến mâu thuẫn “thế hệ”.

Con phát triển về khả năng cảm xúc, ngoài buồn vui thì trẻ còn cảm thấy xấu hổ, tự hào, ngại ngùng, đồng cảm… Nên đôi lúc bố mẹ sẽ thấy bất ngờ vì những phản ứng lạ lẫm ở con, dường như con không còn đáng yêu như trước.

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 có biểu hiện thế nào?

Phản ứng tiêu cực

Có một số biểu hiện thường thấy ở bé khủng hoảng tuổi lên 3 gồm:

  • Phản ứng tiêu cực: Những phản ứng này thường liên quan đến thái độ của con với người khác. Ví dụ đứa trẻ từ chối làm theo yêu cầu của người lớn và ngược lại. Trẻ cố chấp không tuân theo những gì bố mẹ đã chỉ dẫn, cũng không thực hiện đúng các quy tắc đã đặt ra (dù trước đó con vẫn làm theo).
  • Sự bướng bỉnh: Đây là phản ứng quyết liệt với quyết định của chính con. Ví dụ con khăng khăng đòi hỏi về quyền tự chủ, quyền được quyết định của mình.
  • Tự chủ: Nếu như trước đây muốn làm gì con sẽ xin phép trước nhưng đến giai đoạn này con sẽ tự ý làm mà không cần sự đồng ý của ai cả.

Bên cạnh đó, dường như con không còn hứng thú với những thứ trước đây con từng rất thích. Thậm chí có những cách cư xử hay hành vi cực kỳ ngang ngược. Con cũng “ăn vạ” nhiều hơn trước, cấp độ của hành vi này cũng dữ dội hơn, kéo dài hơn. Nhiều khi bạn đã đáp ứng nhu cầu của trẻ rồi nhưng chúng vẫn không dừng ăn vạ.

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3 ở trẻ

Bạn đã hiểu được về khái niệm khủng hoảng tuổi lên 3 thì không khó để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này. Nhìn chung có một số những nguyên nhân nổi bật như:

Con muốn khẳng định cái tôi:

Trẻ ở độ tuổi này không muốn làm theo mệnh lệnh, chỉ bảo của bố mẹ và thường hay cố tình làm ngược lại những điều này chỉ với mong muốn khẳng định mình đã lớn. Tuy nhiên vì con chưa biết đúng sai, khả năng ngôn ngữ cũng như năng lực còn hạn chế. Cộng thêm việc bị người lớn cấm đoán nên nhu cầu độc lập của con không được thỏa mãn, điều này nảy sinh những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ cùng các hành vi chống đối.

Sức khỏe thể chất của trẻ:

Trẻ trở nên ngang ngược, cáu kỉnh khi bị bệnh như đau đầu, mệt mỏi, cảm sốt, ho… Khi nhận thấy dấu hiệu bé bướng bỉnh thì cha mẹ nên lưu tâm đến vấn đề sức khỏe của con. Không nên chiều theo mọi đòi hỏi vô lý của bé, tạo cho con thói quen vòi vĩnh.

 

Sức khỏe thể chất của trẻ

Trẻ thu hút sự chú ý

Một số bố mẹ bận rộn nên không ó nhiều thời gian quan tâm con hoặc bố mẹ luôn trong trạng thái căng thẳng làm con mấy đi cảm giác “an toàn”. Con thường cảm thấy hụt hẫng, lo âu; biểu hiện ra bên ngoài là những hành vi khó chịu, cãi lại, chống đối để lôi kéo được sự quan tâm từ bố mẹ.

Trẻ muốn thu hút sự chú ý

Bố mẹ quá nuông chiều

Khi được bảo bọc và chiều chuộng quá mức, trẻ sẽ có nhiều hành vi ngang bướng, chống đối. Không ít cha mẹ vì muốn “yên chuyện” nên luôn chiều theo mọi ý muốn của con, điều này làm hành vi ngang bướng càng gia tăng.

Trẻ bị áp đặt, la mắng

Giữa cảm xúc và hành vi của trẻ luôn có mối liên hệ chặt chẽ. Khi con bị đánh mắng, áp đặt sẽ mang theo cảm xúc khó chịu, do đó sẽ cư xử thô bạo và cộc cằn. Trẻ lên 3 đang trong giai đoạn thay đổi nhiều về tâm trí lại bị đánh mắng sẽ gây nên tổn thương tâm lý, trở nên ương bướng. Đồng thời con bắt chước lại hành vi của bố mẹ, có xu hướng bạo lực với người nhỏ hơn.

Trẻ bị áp đặt, la mắng

Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3

Biện pháp khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3

Làm gì khi trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 là câu hỏi được nhiều bố mẹ đặt ra. Để cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 bố mẹ hãy quan tâm đến một số mẹo như sau:

– Hạn chế việc quát tháo, la hét

La hét là một lựa chọn nhiều bố mẹ sử dụng để dùng những lúc con không nghe lời. Nhưng trong giai đoạn nhạy cảm thế này thì việc quát tháo lại mang đến nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thay vì la mắng con bố mẹ hãy kiềm chế và chọn 1 hình thức cảnh cáo nhẹ nhàng hơn. Con cần được nuôi dạy trong môi trường tích cực để phát triển khỏe mạnh.

– Học cách lắng nghe con nhiều hơn

Đây cũng là cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 3 mà bố mẹ nên áp dụng. Bởi khi được lắng nghe con trẻ sẽ thấy vui hơn rất nhiều. Nếu con khó chịu vì bạn không mua món đồ chơi con thích, hãy nói với con một điều nhẹ nhàng hơn như “Mẹ biết Bơ rất thích chú gấu bông đó, nhưng cô chủ cửa hàng nói rằng tuần sau sẽ về nhiều bạn gấu đẹp hơn, chúng ta hãy đợi đến lúc đó để chọn nhé”. Dù điều này chẳng thể thỏa mãn sự khao khát có món đồ đó ở con nhưng cũng giúp cảm giác tức giận phần nào được xoa dịu.

Học cách lắng nghe con nhiều hơn

– Giải thích

Em bé ở giai đoạn lên 3 hiếm khi hiểu được tại sao phải ngừng lại hành động mà mình thấy rất vui như đánh bạn, lấy đồ chơi của bạn… Là người đồng hành và chỉ đường của con, bạn nên giải thích cặn kẽ với con về sự đồng cảm. Hãy nói với chúng rằng khi con đánh bạn, bạn sẽ đau và rất buồn. Điều này giúp bé hiểu được hành vi của mình ảnh hưởng xấu đến người khác và sẽ dừng lại.

– Gợi ý chọn lựa

Có nhiều cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3 trong đó đây là một giải pháp khá thú vị. Ở độ tuổi này con không chịu làm một điều này đó, vấn đề thường nằm ở khả năng kiểm soát ở chính bố mẹ. Nếu bố mẹ đã quen với việc mình chỉ cần khóc lóc là có được điều mình muốn, thì đã đến lúc bạn cần có biện pháp mạnh mẽ hơn. Nếu con muốn chơi đồ chơi, bố mẹ hãy để chọn lựa chọn với giới hạn nhất định, 1 món hoặc 2 món. Kiên quyết nói không nếu trẻ muốn được đưa thêm.

– Quan tâm đến con

Tình trạng khủng hoảng ở độ tuổi lên 3 khiến con tìm mọi cách để thu hút sự quan tâm từ người lớn. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này khi con luôn tìm cách quấn lấy bạn khi bạn làm việc, đòi xem điện thoại khi bạn đang sử dụng. Vẫn biết là bố mẹ có nhiều công việc cần làm và không phải lúc nào cũng rảnh để chơi cùng con, nhưng nếu có thể hãy dừng lại trong chốc lại, ôm bé và hỏi con muốn gì, con có thích ăn một chút bánh hay uống một chút sữa hay không.

Quan tâm đến con

– Hãy ôm con thật nhiều

Một cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3 đơn giản mà bố mẹ có thể áp dụng mỗi này chính là việc ôm con. Bé lên 3 tuổi luôn mong muốn có được cử chỉ yêu thương từ bố mẹ. Vì thế hãy luôn sẵn sàng cho con những vòng tay âu yếm và nói với chúng rằng “Bố/ Mẹ rất yêu con”.

Hãy ôm con thật nhiều

– Dạy con nghe lời

Thực tế chả ai sinh ra đã ngoan, điều này cần đến sự rèn luyện mỗi ngày. Tình trạng khủng hoảng khi lên 3 đã thôi thúc con chứng tỏ bản thân nên chúng thường chống đối bố mẹ. Một cách trị khủng hoảng tuổi lên 3 cũng như giúp con nghe lời chính là làm chúng tự hào và vui vẻ khi nhận lời khen ngợi. Bạn có thể luyện tập từ những hành động đơn giản với yêu cầu: “Bé ngoan của mẹ lấy giúp mẹ món đồ này” và dần dần chuyển sang những việc phức tạp hơn.

– Áp dụng time – out

Đây cũng là cách xử lý trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 mà bố mẹ nên tham khảo. Hiểu đơn giản thì đây là hình thức phạt khá phổ biến mà không cần la hét. Khi con không ngoan, hãy đưa con đến một khu vực yên tĩnh để để bé trong 5-10p, dù con la hét cũng đừng bận tâm. Hãy nói với chúng mẹ sẽ cho phép con quay lại chơi khi con chịu kiềm chế lại và nghe lời.

– Làm gương cho con

Đây là cách dạy trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 mà gia đình nào cũng nên áp dụng. Dù có nhiều lúc con khiến bạn tức giận nhưng bạn nên cố gắng giữ cho mình sự bình tĩnh. Ở độ tuổi này con thường quan sát và bắt chước mọi thứ mà bố mẹ nói hoặc làm. Vậy nên chính bản thân bạn hãy là hình mẫu tốt đẹp để bé học tập.

Giáo dục con luôn là hành trình dài, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì của bậc làm cha làm mẹ. Nhất là ở giai đoạn đầu đời con non nớt, sự biến đổi về tâm trí khiến con có những biểu hiện “bất thường”. Hãy là những phụ huynh thông thái, biết cách xử lý khoa học, đúng đắn, giúp con có được sự phát triển tốt nhất trong tương lai.

Để biết thêm nhiều hơn các thông tin giáo dục khác bạn đọc đừng quên theo dõi website của Táo Vàng nhé.

Táo Vàng Media

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ấn để gọi ngay!
0906 639 715
Nhắn tin Zalo
Fanpage Táo Vàng
Sự kiện
ĐANG DIỄN RA